Tiến sĩ " dởm" làm lãnh đạo thì người dân sẽ ra sao???

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

PGS.TS Lê Hữu Lập: “Nếu đúng là tiến sĩ chất lượng thì làm việc gì cũng tốt kể cả làm quản lý, lãnh đạo, hay làm khoa học và đi dạy. Còn tiến sĩ “dởm” càng làm lãnh đạo càng chết vì đưa ra quyết định sai ảnh hưởng rất lớn đến mọi người đến xã hội...”.


Về tình trạng “lạm phát” đào tạo tiến sĩ ở nước ta hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng có nguyên nhân từ cơ sở đào tạo “tham” đào tạo và từ việc lựa chọn bổ nhiệm chức vụ với người có bằng cấp. HIện tại ở VIệt Nam có rất nhiều tiến sĩ nhưng tỷ lệ tiến sĩ thực chiếm bao nhiêu phần trăm????
PGS.TS Lê Hữu Lập: Chất lượng tiến sĩ vẫn phụ thuộc vào nhà trường, phụ thuộc vào người thầy!

Chia sẻ với PV Dân trí, PGS.TS Lê Hữu Lập, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết, 20 năm qua, Học viện chỉ có khoảng 70 tiến sĩ ra đời. Mỗi năm chỉ có khoảng 50% học viên (khoảng 4 – 5 người) bảo vệ thành công luận án của mình. Bên cạnh đó, mỗi người phải có 5 – 7 bài báo phản biện thì mới đạt yêu cầu trong khi đó quy định của Bộ GD&ĐT chỉ có 2 bài báo phản biện vì ngành kỹ thuật và công nghệ rất khó. Ngoài ra, số người bảo vệ đúng thời hạn 4 năm chỉ vài người còn đa số kéo dài tới 6 năm.
Với tiến sĩ ngành khoa học kỹ thuật, nhà trường phải gửi đi nước ngoài thực tập ít nhất 6 tháng thì mới ra được bài báo quốc tế. Do đó, về yêu cầu ngoại ngữ đối với ngành kỹ thuật không quan trọng lắm bởi học viên phải có ngoại ngữ mới đọc được tài liệu bằng tiếng Anh và viết bài báo tiếng Anh đăng trên báo quốc tế.
Tôi đi dự nhiều Hội đồng bảo vệ luận án nên khi nhìn vào nhìn vào luận án là biết ngay luận án đó có tính chất quốc tế. Vậy nên, học viên phải có bài báo thì hội đồng bảo vệ tiến sĩ mới tin tưởng. Bởi, bài báo là kết quả của công trình nghiên cứu cụ thể. Cho nên, tôi thường xuyên khuyên các nghiên cứu sinh là đừng lao vào làm ngay tiến sĩ mà phải có thời gian nghiên cứu khoảng 1 năm về đề tài đó
Đối với nhiều dễ dãi, bất cập trong đào tạo tiến sĩ hiện nay mà nhiều ý kiến phản ánh, tôi cho rằng rất đúng. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này là do từng trường quan tâm vì quy định của Bộ về đào tạo tiến sĩ cũng đã khá chặt chẽ. Quan trọng là cách các trường thực hiện như thế nào? Quan tâm tới chất lượng ra sao? Từng trường phải giữ uy tín, thương hiệu tiến sĩ của mình.
Bởi, nếu đúng là tiến sĩ chất lượng thì làm việc gì cũng tốt kể cả làm quản lý, lãnh đạo, hay làm khoa học và đi dạy. Còn tiến sĩ dởm càng làm lãnh đạo càng chết vì đưa ra quyết định sai ảnh hưởng rất lớn đến mọi người đến xã hội. Nếu càng đi dạy học càng truyền dốt sang sinh viên càng chết và hậu quả vô cùng lớn.
Theo PGS.TS Lê Hữu Lập, đào tạo tiến sĩ là đào tạo tư duy, phương pháp luận. Tri thức ở đó nhiều hay không còn phụ thuộc vào đề tài thì mới đạt kết quả tốt. Mặc dù đề tài rất hẹp nhưng tạo cho người làm cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề một cách khoa học và thông tin có gì mới.
Suy cho cùng chất lượng tiến sĩ vẫn phụ thuộc vào nhà trường, phụ thuộc vào người thầy và Hội đồng bảo vệ như thế nào.
PGS.TS Lê Trọng Thắng – trường ĐH Mỏ Địa chất: Tiến sĩ nhiều khi chỉ là cái mác tô vẽ thêm để thăng tiến.
PGS.TS Lê Trọng Thắng khẳng định: “Đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam hiện nay đang có nhiều bất cập, có vấn đề”.
Theo ông Thắng, có nhiều đơn vị dễ dãi trong đào tạo tiến sĩ để thu hút người đến bảo vệ. Ví dụ, ngành Địa chất công trình, ngành truyền thống của trường ĐH Mỏ Địa chất, hơn 30 qua chỉ có 21 tiến sĩ được bảo vệ thành công vì vượt “qua cửa” rất khó. Tôi rất ngạc nhiên là nhiều người làm tiến sĩ ở trường tôi không được nhưng chuyển sang trường khác làm tiến sĩ lại qua hết.
Vậy nên bất cập trong đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam có 2 mặt, một mặt cho các trường quyền tự chủ về đào tạo tiến sĩ nhưng chính quyền tự chủ của các trường mà thiếu sự kiểm soát thì rất khó có được chất lượng từ khâu ra đề tài đến lập Hội đồng nếu dễ dàng cho qua.
“Chính vì việc dễ dãi đó, nên có quá nhiều tiến sĩ trong thời gian gần đây. Không chỉ tiến sĩ ở cấp huyện mà tiến sĩ ở cấp xã cũng sẽ có. Sự dễ dãi của cả hệ thống mang tính chất mối quan hệ hơn là ý nghĩa khoa học.
Ví dụ, ở nước ngoài, tiến sĩ chỉ được làm ở một vị trí nào đó. Anh là tiến sĩ thì anh không thể vào cơ quan, doanh nghiệp làm cán bộ hành chính, trưởng phòng, phó phòng… mà anh phải làm đúng chuyên ngành khóa học của mình.
Ở Việt Nam, tiến sĩ nhiều khi chỉ là cái mác tô vẽ thêm để thăng tiến. Ví dụ: xét 2 người vào một vị trí nào đó mà 1 anh là tiến sĩ nhưng chả biết tiến sĩ thật hay giả nhưng người ta vẫn thiên về anh đó hơn. Tư duy như vậy đã tạo ra thực trạng bất cập hiện nay. Nếu cứ để tình trạng này thì cả xã hội sẽ là tiến sĩ và cuối cùng xã hội chẳng làm được việc gì” - ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, Bộ GD&ĐT đưa ra quy chế đều chặt chẽ, thậm chí bắt công bố luận án. Tuy nhiên, việc bộ, bộ làm, việc trường, trường làm…. Nhiều khi lỗ hổng để con voi chui lọt.
Ông Thắng cho rằng, để giải quyết vấn đề này, không thể dùng giải pháp mà phải có chế tài, như hệ tại chức, các tỉnh không dùng nên hệ tại chức tự dưng bị “teo” lại. Cụ thể, quy định phải giống như nước ngoài, người có bằng tiến sĩ là phải làm đúng việc, chứ không thể là tiến sĩ chuyên ngành này nhưng lại làm việc khác. Làm đúng vị trí theo bằng cấp thì mới dẹp “loạn” được tiến sĩ hiện nay.
Hồng Hạnh (Dân Trí)


Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments