Đào tạo sinh viên sư phạm ở Việt Nam và trên thế giới khác nhau như thế nào?
Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016
Việc đào tạo sinh viên sư phạm ở Việt Nam và nhiều nước khác
trên thế giới có sự khác nhau rõ nét về thời gian thực tập ở các trường phổ
thông.
Tính đến
năm 2018, số sinh viên sư phạm ra trường mỗi năm là khoảng 60.930 sinh viên.
Trong đó, sinh viên được đào tạo là giáo viên chuyên ngành Tiểu học là 19.200,
THCS là 18.700 và THPT là 23.030.
Cho dù
đến nay, Bộ GD-ĐT đã tăng số học sinh/giáo viên bình quân lên tương đương các
nước công nghiệp phát triển nhưng đến năm 2020, hệ thống cũng không thể tuyển
dụng hết số giáo viên mới tốt nghiệp ra trường, vẫn thừa khoảng 70.100 giáo
viên (41.000 giáo viên đối với cấp Tiểu học, 12.200 đối với cấp THCS và 16.900
đối với THPT).
Vấn đề là
trong khi lượng sinh viên sư phạm tốt nghiệp hàng năm nhiều nhưng các trường
học lại đang thiếu đội ngũ giáo viên có trình độ, chuyên môn cao có thể đáp ứng
yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.
Sinh viên sư phạm chủ yếu “ngồi” ở giảng
đường
Thông tin
từ Hội thảo khoa học quốc gia đào tạo giáo viên tại các trường ĐH đa ngành đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay vừa diễn ra tại Hà Nội cho biết, ở
Israel, sinh viên sư phạm chỉ học mỗi tuần 3 ngày tại trường đại học, cao đẳng
(ĐH, CĐ) sư phạm, 2 ngày còn lại đi quan sát thực tế việc giảng dạy, học tập
tại trường phổ thông suốt từ tuần thứ 2 của năm thứ nhất đến hết ba năm học đầu
tiên. Mỗi năm học, hai tuần không có giờ học ở trường thì sinh viên dành toàn
thời gian đi thực tế.
Thực tế
đào tạo chuyên ngành sư phạm tại Israel và thực tập sư phạm tại Việt Nam đang
có sự khác nhau rất lớn. Ở Israel, sinh viên sư phạm đi thực tế tối thiểu 9 tín
chỉ, trung bình chiếm 15 tín chỉ (15,6%) trong tổng số 90-96 tín chỉ.
Còn ở Đại Học Thủ đô Hà Nội, sinh viên thực tập 12 tuần, chiếm 5/95 tín chỉ (5,3%). Đại học
Sư phạm Thái Nguyên cho sinh viên đi thực tập 10 tuần chiếm 5/135 tín chỉ
(3,7%) trong tổng số tín chỉ.
Thạc sĩ
Ariel Cegla, Trung tâm Đào tạo Quốc tế A. Ofri, Israel cho rằng, muốn đào tạo
được giáo viên đáp ứng nhu cầu đào tạo, các trường sư phạm trên cả nước cần
tăng thời gian thực tập sư phạm cho sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên các
trường ĐH, CĐ cần trao đổi về mặt chuyên môn với sinh viên để hai bên cùng nắm
được lý thuyết và phương pháp dạy học mới cũng như thực tế trải nghiệm dạy học
tại trường phổ thông.
Qua trải
nghiệm đào tạo chuyên ngành sư phạm ở một số nước trến thế giới, PGS.TS Bùi Văn
Quân, trường Đại học Thủ đô Hà Nội nêu ý kiến, cơ sở đào tạo phải xác định đào
tạo “giáo viên là người lao động nghề nghiệp chuyên nghiệp”. Tính chuyên nghiệp
trong lao động nghề nghiệp của giáo viên đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên
phải là những nơi tiên phong, chuyên nghiệp.
Quy trình
đào tạo giáo viên phải được thiết kế, tổ chức gắn chặt với thực tiễn đời sống
học đường, đảm bảo mối quan hệ mật thiết giữa đào tạo và bồi dưỡng giáo viên
theo quy trình gồm 3 giai đoạn: trước đào tạo nghề giáo viên, đào tạo nghề giáo
viên và lao động nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục mầm non hoặc phổ thông.
Theo
PGS.TS Bùi Văn Quân, trong thời gian tới, cần có những nghiên cứu đánh giá các
mô hình, phương thức đào tạo giáo viên hiện nay. Bên cạnh đó, mạng lưới cơ sở
đào tạo giáo viên phải được phân tầng để đánh giá các trường sư phạm giảng dạy,
đào tạo sinh viên sư phạm ra sao.
Đứng ở
góc độ là trường ĐH chuyên ngành về nghiên cứu khoa học, GS.TSKH Dương Ngọc
Hải, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Giám đốc Học
viện Khoa học cho rằng, việc đào tạo sinh viên sư phạm trở thành giáo viên giỏi
trong tương lai không chỉ dừng lại ở đào tạo lý thuyết, thực hành mà cần trang
bị cho họ các kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Hiện nay,
nhận thức tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học trong đào tạo giảng viên chưa
đầy đủ. Nguyên nhân một phần là do kinh phí nghiên cứu còn ít và thiếu giảng
viên làm nghiên cứu khoa học. Nếu là trường ĐH nghiên cứu thì cả 2 vấn đề này
có thể được giải quyết.
Chiến
lược phát triển ngành sư phạm trong mạng lưới các trường ĐH cần phải nâng cao
để phù hợp với xu hướng chung trên thế giới của ĐH nghiên cứu: Nghiên cứu gắn
với giảng dạy và đào tạo.
Khuyến khích học sinh, sinh viên giỏi gắn bó
với ngành sư phạm
Bên cạnh
các yếu tố cần thiết chú trọng đến công tác đào tạo, muốn có được giáo viên
giỏi trong tương lai, các trường ĐH cần chú trọng đến việc khuyến khích học
sinh giỏi “đầu quân” vào ngành sư phạm. Đó là quan điểm của PGS.TS Nguyễn Mạnh
An, trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa.
Thực tế,
nguồn tuyển sinh “đầu vào” của sinh viên trúng tuyển vào học tập tại các trường
ĐH địa phương tương đối thấp về mặt chất lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng
“đầu ra”, trong đó có đội ngũ giáo viên tương lai.
Vì vậy,
các trường cần thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng
viên phù hợp với chức danh và nhiệm vụ được phân công; Ưu tiên đặc biệt đối với
những ngành đào tạo chưa có giáo viên trình độ tiến sĩ... Đồng thời, cần có cơ
chế, chính sách để thu hút được đông đảo học sinh giỏi vào học các ngành sư
phạm tại các trường ĐH địa phương.
Trong khi
đó, GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên cán bộ nghiên cứu cao cấp Viện Nghiên cứu sư
phạm (ĐH Sư phạm Hà Nội) nêu quan điểm, đất nước muốn đào tạo được nguồn nhân
lực chất lượng cao thì phải có những thầy cô giáo giỏi.
Do đó,
chúng ta vẫn phải có chính sách thu hút học sinh giỏi “đầu quân” vào các trường
sư phạm. Bên cạnh đó là cần có sự thay đổi cơ chế tuyển dụng, tạo việc làm để
thu hút sinh viên giỏi tốt nghiệp ở các trường sư phạm vào các trường học giảng
dạy.
Bích
Lan (VOV)
All comments [ 0 ]
Your comments