Giáo viên mầm non không chỉ biết múa biết hát
21:06 |Giáo viên mầm non không chỉ biết múa hát mà còn phải có những mục tiêu kỹ năng để nuôi dạy trẻ ở lứa tuổi nhất định. Với mục tiêu này nhằm đóng góp thực tiễn giúp giáo viên có mục tiêu và phương pháp dạy trẻ một cách khoa học.
Dù cho giáo viên có học hệ trung cấp mầm non hay đại học, tất cả đều phải nắm bắt được mục tiêu và phương pháp giáo dục trẻ, vì chỉ cần sai lệch phương pháp một chút thôi đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình giáo dục đào tạo trẻ và có thể dẫn đến những hệ lụy sau này.
1. Đảm bảo tính mục đích:
Giáo viên mầm non cần hướng mọi tác động chăm sóc giáo dục trẻ vào việc thực hiện mục tiêu của ngành học. Nhưng để đạt được mục đích đó tránh tiến hành một cách gò ép, cần chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt, cho trẻ tích cực hoạt động trong một tâm trạng thoải mái, được tôn trọng, thương yêu, phát triển hài hòa nhân cách.
2. Đảm bảo tính toàn diện:
Sự phát triển của trẻ gồm các mặt: thể chất, tâm lý và xã hội.Các mặt phát triển luôn hoà quyện với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Một tác động đến trẻ thường ảnh hưởng đến nhiều mặt. Do đó, để đạt được mục tiêu giáo viên phải biết phối hợp các phương tiện, các phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp. Mỗi phương tiện giáo dục, hay phương pháp giáo dục cần được sử dụng, khai thác sao cho có thể tác động toàn bộ nhân cách
3. Kết hợp chặt chẽ việc chăm sóc và giáo dục trẻ:
Trẻ em lớn khôn thông qua quá trình tăng trưởng và phát triển. Hai quá trình này tuy khác biệt nhau nhưng có mối quan hệ phụ thuộc nhau, tác động qua lại với nhau. Do đó, trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ phải đảm bảo cân đối giữa nuôi và dạy, tránh coi nhẹ mặt nào. Một thiếu hụt về mặt nào đều có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển luôn mang tính tổng thể của trẻ
4. Kết hợp chăm sóc giáo dục trong nhóm với từng trẻ một:
Giáo dục trong tập thể là con đường đúng đắn nhất để hình thành nhân cách cho trẻ, nhưng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ giáo viên không được thiên lệch thành “ giáo dục dập khuôn”, “giáo dục đồng loạt” . Mặc dù mọi trẻ đều trải qua những giai đoạn phát triển như nhau nhưng mỗi trẻ lại có những đặc điểm phát triển riêng (bẩm sinh, di truyền, môi trường sống gia đình khác nhau, tốc độ và khuynh hướng phát triển khác nhau) không trẻ nào giống trẻ nào. Do đó, cần kết hợp giáo dục trong tập thể với giáo dục từng cá nhân trẻ.
5. Kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình:
Nhà trường có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện, song không thể coi đây là nơi duy nhất để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Gia đình là một tế bào của xã hội. Giáo dục con cái cũng là chức năng tất yếu của mỗi gia đình. Nếu không có sự thống nhất giáo dục giữa gia đình và nhà trường thì kết quả giáo dục sẽ bị hạn chế. Gia đình và nhà trường cần thống nhất về mục tiêu, nội dung phương pháp, tạo điều kiện hình thành thói quen và các phẩm chất tốt ở trẻ.
6. Kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với vai trò tích cực, chủ động của trẻ:
Vai trò chủ đạo của giáo viên: thiết kế, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, đánh giá các hoạt động của trẻ.Tạo ra môi trường giáo dục như không gian, thời gian, đồ chơi, đồ dùng dạy học, góc hoạt động, quan hệ giữa giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ.
Tính chủ động, tích cực của trẻ: ở trẻ không chỉ thụ động tiếp nhận các tác động giáo dục,trẻ có nhu cầu và năng lực tự hoạt động. Trẻ chỉ phát triển tốt khi tự mình hoạt động, tự mình khám phá môi trường xung quanh, tham gia vào các mối quan hệ đa dạng.
Do đó cần “kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với tính tích cực chủ động của trẻ” để nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.
Tính chủ động, tích cực của trẻ: ở trẻ không chỉ thụ động tiếp nhận các tác động giáo dục,trẻ có nhu cầu và năng lực tự hoạt động. Trẻ chỉ phát triển tốt khi tự mình hoạt động, tự mình khám phá môi trường xung quanh, tham gia vào các mối quan hệ đa dạng.
Do đó cần “kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với tính tích cực chủ động của trẻ” để nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.
7. Tổ chức cuộc sống và hành động phù hợp độ tuổi:
Ở mỗi độ tuổi, trẻ có những đặc điểm tăng trưởng và phát triển khác nhau. Do đó, giáo viên phải biết đoán trước và đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển của trẻ bằng cách tổ chức cuộc sống và hoạt động phù hợp độ tuổi. Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày,cần tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi về thời gian, nội dung, phương pháp hướng dẫn, mức độ yêu cầu.
8. Đảm bảo tính hệ thống và liên tục:
Công tác chăm sóc – giáo dục trẻ bao gồm nhiều mặt, nhiều yêu cầu nên đòi hỏi quá trình tác động phải có hệ thống. Mặt khác, trẻ ở lứa tuổi mầm non rất non nớt, mọi quá trình phát triển của trẻ mới ở giai đoạn đầu, trẻ lại có đặc điểm chóng nhớ, mau quên. Do đó, việc chăm sóc giáo dục phải được tiến hành dần dần, có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp. Phải dựa vào những tri thức, kinh nghiệm sống của trẻ để tiến hành giáo dục trẻ từng bước, nâng cao dần. Giáo dục cái mới dựa trên cái cũ, cái đã được giáo dục cần được củng cố, mở rộng.
Nguồn: tuyensinhdaihocthudo.edu.vn