Học sinh hoang mang khi không xem " Hậu duệ mặt trời" không làm được bài thi Văn lớp 8

20:09 |
Dạo gần đây hiện tượng các thầy cô đưa các tên nhân vật, bài hát nổi tiếng vào nội dung của bài kiểm tra xuất hiện ngày càng nhiều. Liệu rằng việc này nên hay không nên. Các thầy cô sáng tạo thu hút học sinh hay chỉ là lối mòn ăn theo không hợp lý cần được loại bỏ.
Hiện tượng "soái ca" trong phim : Hậu duệ mặt trời" và bài hát "Vợ người ta" được đưa vào đề thi Văn lớp 8 khiến nhiều người ngản ngẩm thở dài vì nếu không xem phim, không nghe bài hát này sẽ không làm được bài.
Theo đó, câu số 2, chiếm 4 điểm của đề Văn này ra như sau:
“Thời gian qua, giới trẻ trong xã hội có hiện tượng “cuồng” trước một bài hát, một ban nhạc hay một bộ phim nào đó. Hiện tượng này còn đi vào cả trong học đường, nơi những học sinh còn mang khăn quàng đỏ.
Báo chí cũng đề cập nhiều đến hiện tượng này:
Báo Người lao động (27/12/2015): Hoang mang hiện tượng bài hát “Vợ người ta”.
Báo Người lao động (03/04/2016): Trào lưu hóa thân thành “soái ca” trong phim “Hậu duệ mặt trời”.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.”
Đề thi này được nhiều học sinh và giáo viên chia sẻ trên mạng xã hội. Khi đọc đề thi, nhiều học sinh nhận xét đề không khó nhưng quá “xàm” và cẩu thả. Một số em bức xúc cho rằng, không phủ nhận đó là những trào lưu nhiều người biết đến nhưng không phải học trò nào cũng xem phim Hàn, cũng nghe “Vợ người ta”.
“Nếu tình hình thầy cô chạy theo vấn đề “hot” để cho vào đề thi như thế này thì có lẽ thay vì đọc những tác phẩm văn học kinh điểm, những bộ phim có giá trị, quan tâm đến những vấn đề ý nghĩa trong cuộc sống như môi trường, từ thiện… thì học sinh nên tập trung chạy theo phong trào trên mạng xã hội”, em Nguyễn Ngọc Anh, một học sinh THCS ở Tân Bình, TPHCM chia sẻ.
Chị Ngọc Thanh, nhà ở phường 3, quận Bình Thạnh, TPHCM cũng có con học lớp 8 cho biết đọc đề thi mà chị ngán ngẩm. Nói không mang tính giáo dục cũng không phải nhưng… dường như đề thi đang chạy theo trào lưu, gây “sốc” nhiều hơn là quan tâm đến giá trị của đề thi.
“Nếu như phải đề thi này, chắc chắn con gái chị là một học sinh yêu môn Văn sẽ không làm được hoặc sẽ có cái nhìn phiến diện, lệch lạc về vấn đề. Con tôi mê đọc sách. Còn vợ chồng tôi khuyến khích con ra ngoài trải nghiệm, tham gia các hoạt động xã hội thật nhiều. Cháu không thích xem phim Hàn, cũng chẳng thích lên mạng xã hội”, người mẹ bộc bạch.
Chị cũng đồng tình rằng, học trò bây giờ không chỉ biết học, cần nắm các vấn đề trong đời sống xã hội nhưng nắm thời sự không có nghĩa là cứ phải xem phim hay nghe nhạc theo trào lưu.
Được biết, đề thi trên dành cho học sinh lớp 8 của một trường THCS tại TPHCM.
Trước đó, việc nhiều đề thi của không ít trường học trong cả nước tích cực “ăn theo” bộ phim đình đám “Hậu duệ Mặt trời” cũng gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.
Đầu tiên, phải kể đến đề thi Vật lý học kỳ 2 lớp 10 của Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, TPHCM đưa cảnh “đại úy Yoo Shi Jin (do diễn viên Song Joong Ki thủ vai) hất điện thoại trên tay bác sĩ Kang Mo Yeon” trong phim Hậu duệ Mặt trời trong câu số 5.

Cảnh trong bộ phim không liên quan đến yêu cầu chính của đề nhưng người ra đề vẫn khéo léo nhắc đến bộ phim đang làm mưa làm gió khắp châu Á, đặc biệt là đánh giá cảnh phim “thật ấn tượng”.
Việc “lồng ghép” này không tác động trực tiếp đến nội dung đề thi, học sinh xem phim hay không cũng không ảnh hưởng đến việc làm bài. Việc đưa cảnh phim vào đề ở trường hợp này đơn thuần là để tạo thêm sự vui vẻ, dí dỏm và nhẹ nhàng có thể xem như là một sự sáng tạo của người ra đề ở mức chấp nhận được.
Trong đề thi môn Văn học kỳ 2 lớp 12 của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị, nội dung liên quan bộ phim "Hậu duệ Mặt trời" chiếm vị trí đình đám với 4 điểm. Đề trích dẫn một đoạn bình luận về bộ phim này xuất hiện trên Đài truyền hình Việt Nam, qua đó kiểm tra khả năng đọc hiểu, kỹ năng tiếp nhận, phân tích văn bản của học sinh.

Học sinh bám vào văn bản trích dẫn để làm bài, không quan đến việc các em có xem bộ phim hay không. Nhưng, một câu hỏi trong đề chiếm đến 50% điểm số của đề: “Với niềm cảm hứng được gợi lên từ bộ phim cùng những gì văn bản này thể hiện, hãy viết một đoạn văn (không quá 15 dòng) với chủ đề: Nếu tôi là đạo diễn…" thì lại đặt học sinh vào thế phải xem bộ phim.
Cũng một trường học khác ở Quảng Trị, đề thi Văn cũng “tranh thủ” sử dụng bộ phim “Hậu duệ Mặt trời” cho câu nghị luận nhưng lại theo hướng nghiêm trọng hóa vấn đề từ một bộ phim.

Đề thi yêu cầu học sinh trình bày ý kiến, chia sẻ của mình trong cuộc tranh luận giữa việc một bên khen "Hậu duệ Mặt trời" là một bộ phim hay, có tính nhân văn sâu sắc và một bên cho rằng nếu tung hô bộ phim này là đang đánh mất lòng tự trọng dân tộc.
Nhiều người không khỏi băn khoăn không hiểu đề thi này được đặt ra kiểm tra kiến thức gì hay yêu cầu khả năng lập luận chủ đề gì ở học sinh? Yêu cầu của đề không có ý nghĩa, mục đích và cũng không tính giáo dục.
Phải chăng chính giáo viên đang nhầm tưởng phải đưa vào đề các các vấn đề được cho là “hot”, trào lưu của giới trẻ thì đề thi mới được xem là đề thi đổi mới, mang hơi thở đời sống, thời sự? Một giáo viên dạy Văn ở TPHCM chia sẻ, sao cứ phải ép đưa bộ phim hay các trào lưu bề nổi của giới trẻ vào đề. Thành ra đề trở nên cứng nhắc, gượng ép và đi theo lối mòn cũ kỹ, chưa nói đến ảnh hưởng đến sự nghiêm túc của học thuật.
Sự lồng ghép những nhân vật và cảnh phim vào bài kiểm tra không hẳn là không tốt. Các thầy cô cũng chỉ có mong muốn học sinh của mình quan tâm đến việc học, hào hứng với việc học mà thôi. Như với Việc “lồng ghép” này không tác động trực tiếp đến nội dung đề thi, học sinh xem phim hay không cũng không ảnh hưởng đến việc làm bài trong đề thi Vật lý học kỳ 2 lớp 10 của Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, TPHCM là một sự kết hợp hài hòa có thể vận dụng được.

Hoài Nam (Dân trí)


Giáo viên mầm non không chỉ biết múa biết hát

21:06 |

Giáo viên mầm non không chỉ biết múa hát mà còn phải có những mục tiêu kỹ năng để nuôi dạy trẻ ở lứa tuổi nhất định. Với mục tiêu này nhằm đóng góp thực tiễn giúp giáo viên có mục tiêu và phương pháp dạy trẻ một cách khoa học.

Dù cho giáo viên có học hệ trung cấp mầm non hay đại học, tất cả đều phải nắm bắt được mục tiêu và phương pháp giáo dục trẻ, vì chỉ cần sai lệch phương pháp một chút thôi đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình giáo dục đào tạo trẻ và có thể dẫn đến những hệ lụy sau này.
Trung cấp mầm non
Phương pháp giáo dục trẻ

1. Đảm bảo tính mục đích:

Giáo viên mầm non cần hướng mọi tác động chăm sóc giáo dục trẻ vào việc thực hiện mục tiêu của ngành học. Nhưng để đạt được mục đích đó tránh tiến hành một cách gò ép, cần chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt, cho trẻ tích cực hoạt động trong một tâm trạng thoải mái, được tôn trọng, thương yêu, phát triển hài hòa nhân cách.

2. Đảm bảo tính toàn diện:

Sự phát triển của trẻ gồm các mặt: thể chất, tâm lý và xã hội.Các mặt phát triển luôn hoà quyện với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Một tác động đến trẻ thường ảnh hưởng đến nhiều mặt. Do đó, để đạt được mục tiêu giáo viên phải biết phối hợp các phương tiện, các phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp. Mỗi phương tiện giáo dục, hay phương pháp giáo dục cần được sử dụng, khai thác sao cho có thể tác động toàn bộ nhân cách

3.  Kết hợp chặt chẽ việc chăm sóc và giáo dục trẻ:

Trẻ em lớn khôn thông qua quá trình tăng trưởng và phát triển. Hai quá trình này tuy khác biệt nhau nhưng có mối quan hệ phụ thuộc nhau, tác động qua lại với nhau. Do đó, trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ phải đảm bảo cân đối giữa nuôi và dạy, tránh coi nhẹ mặt nào. Một thiếu hụt về mặt nào đều có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển luôn mang tính tổng thể của trẻ

4. Kết hợp chăm sóc giáo dục trong nhóm với từng trẻ một:

Giáo dục trong tập thể là con đường đúng đắn nhất để hình thành nhân cách cho trẻ, nhưng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ giáo viên không được thiên lệch thành “ giáo dục dập khuôn”, “giáo dục đồng loạt” . Mặc dù mọi trẻ đều trải qua những giai đoạn phát triển như nhau nhưng mỗi trẻ lại có những đặc điểm phát triển riêng (bẩm sinh, di truyền, môi trường sống gia đình khác nhau, tốc độ và khuynh hướng phát triển khác nhau) không trẻ nào giống trẻ nào. Do đó, cần kết hợp giáo dục trong tập thể với giáo dục từng cá nhân trẻ.

5.  Kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình:

Nhà trường có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện, song không thể coi đây là nơi duy nhất để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Gia đình là một tế bào của xã hội. Giáo dục con cái cũng là chức năng tất yếu của mỗi gia đình. Nếu không có sự thống nhất giáo dục giữa gia đình và nhà trường thì kết quả giáo dục sẽ bị hạn chế. Gia đình và nhà trường cần thống nhất về mục tiêu, nội dung phương pháp, tạo điều kiện hình thành thói quen và các phẩm chất tốt ở trẻ.

6. Kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với vai trò tích cực, chủ động của trẻ:

Vai trò chủ đạo của giáo viên: thiết kế, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, đánh giá các hoạt động của trẻ.Tạo ra môi trường giáo dục như không gian, thời gian, đồ chơi, đồ dùng dạy học, góc hoạt động, quan hệ giữa giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ.
Tính chủ động, tích cực của trẻ: ở trẻ không chỉ thụ động tiếp nhận các tác động giáo dục,trẻ có nhu cầu và năng lực tự hoạt động. Trẻ chỉ phát triển tốt khi tự mình hoạt động, tự mình khám phá môi trường xung quanh, tham gia vào các mối quan hệ đa dạng.
Do đó cần “kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với tính tích cực chủ động của trẻ” để nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.

7. Tổ chức cuộc sống và hành động phù hợp độ tuổi:

Ở mỗi độ tuổi, trẻ có những đặc điểm tăng trưởng và phát triển khác nhau. Do đó, giáo viên phải biết đoán trước và đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển của trẻ bằng cách tổ chức cuộc sống và hoạt động phù hợp độ tuổi. Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày,cần tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi về thời gian, nội dung, phương pháp hướng dẫn, mức độ yêu cầu.

8. Đảm bảo tính hệ thống và liên tục:

Công tác chăm sóc – giáo dục trẻ bao gồm nhiều mặt, nhiều yêu cầu nên đòi hỏi quá trình tác động phải có hệ thống. Mặt khác, trẻ ở lứa tuổi mầm non rất non nớt, mọi quá trình phát triển của trẻ mới ở giai đoạn đầu, trẻ lại có đặc điểm chóng nhớ, mau quên. Do đó, việc chăm sóc giáo dục phải được tiến hành dần dần, có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp. Phải dựa vào những tri thức, kinh nghiệm sống của trẻ để tiến hành giáo dục trẻ từng bước, nâng cao dần. Giáo dục cái mới dựa trên cái cũ, cái đã được giáo dục cần được củng cố, mở rộng.
Nguồn: tuyensinhdaihocthudo.edu.vn

Tư vấn thông tin tuyến sinh vào lớp 10

18:53 |

Từ 14h ngày 21/4/2016, trường THPT FPT phối hợp cùng báo Dân trí tổ chức buổi tư vấn “Thông tin mới nhất về tuyển sinh lớp 10”, đem đến cái nhìn tổng quan về kỳ thi quan trọng này cũng như giải đáp những thắc mắc của phụ huynh và học sinh về chỉ tiêu tuyển sinh của các trường THPT tiêu biểu.

Ngay bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi TẠI ĐÂY để được giải đáp.
Kỳ thi tuyển vào lớp 10 là một trong những mốc quan trọng nhất trong cuộc đời học sinh. Đối với lứa tuổi teen, môi trường học tập và rèn luyện ở bậc học THPT có tác động lớn đến việc hình thành nhân cách của các em sau này. Đây cũng là khoảng thời gian bản lề giúp các em tích lũy kiến thức, vốn sống và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Chọn trường công hay trường tư, thi vào trường chuyên hay chọn trường nội trú giúp học sinh tự lập và trưởng thành ngay từ bậc phổ thông… là băn khoăn của hầu hết phụ huynh và học sinh trong thời điểm này.
Để giúp phụ huynh và học sinh có cái nhìn tổng quan, giải đáp những thắc mắc về kỳ thi tuyển vào lớp 10, trường THPT FPT phối hợp cùng báo Dân Trí tổ chức buổi tư vấn với chủ đề: “Thông tin mới nhất về tuyển sinh lớp 10” vào lúc 14h ngày 21/4.
Khách mời của buổi tư vấn là bà Nguyễn Thu Hà, Phó Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội, và ông Hoàng Cao Chung, Phó hiệu trưởng Trường THPT FPT.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý tổ chức thi, bà Nguyễn Thu Hà sẽ cung cấp cho phụ huynh và học sinh thông tin đáng lưu ý trước kỳ thi lớp 10 như cách thức đăng ký, hình thức thi tuyển… đồng thời, giải đáp các câu hỏi về chỉ tiêu đầu vào của một số trường THPT.
Là mô hình trường nội trú chuyên phong cách sống, tại THPT FPT, học sinh được học theo chương trình được thiết kế khoa học với phương pháp giảng dạy tiên tiến, cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại. Đồng thời các em được định hướng phát triển toàn diện, thông qua chương trình phát triển cá nhân với các lớp học kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm, ứng xử giao tiếp trong cuộc sống, hoạt động ngoại khoá, thể thao, nghệ thuật.
Là Phó Hiệu trưởng phụ trách tuyển sinh, ông Hoàng Cao Chung sẵn sàng chia sẻ các thông tin về phương pháp đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh cũng như bài kiểm tra đánh giá năng lực toán và tư duy logic trong 90 phút vào ngày 22/5 tới tại Hà Nội.
Ngoài ra, trường THPT FPT sẽ tổ chức buổi tham quan và trao đổi những thông tin liên quan tới trường THPT FPT vào 8h sáng Chủ nhật 24/04/2016. Sau đó là buổi thi thử đợt 3 diễn ra vào buổi chiều cùng ngày nhằm giúp thí sinh làm quen với dạng đề thi, phương pháp giải các câu hỏi Toán, tư duy.
Ngay từ bây giờ, độc giả tham gia buổi tư vấn có thể gửi câu hỏi TẠI ĐÂYhoặc liên hệ qua số hotline 04 7300 6800 hoặc 04 6293 8688.
Nguồn dân trí

Cách ghi 19 mục trong Phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2016

19:25 |

Cách ghi 19 mục trong Phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2016

(Theo Dân trí) - Ngày 24/3, Bộ GD-ĐT đã công bố mẫu Phiếu đăng ký dự thi Kỳ thi THPT quốc gia 2016. Dưới đây là mẫu Phiếu đăng ký dự thi và hướng dẫn cách ghi 19 mục trong Phiếu đăng ký dự thi do Bộ GD-ĐT hướng dẫn. 


Mẫu Phiếu đăng ký dự thi
Thí sinh lưu ý, trước khi khai phiếu đăng ký dự thi (ĐKDT), thí sinh phải đọc kỹ các mục và hướng dẫn chi tiết các mục ở mặt sau Phiếu số 2, điều nào chưa rõ thí sinh phải hỏi cán bộ tiếp nhận ĐKDT để được hướng dẫn đầy đủ.
Thí sinh phải ghi đầy đủ các mục ở mặt trước túi đựng Phiếu ĐKDT, Phiếu số 1 và Phiếu số 2 rồi nộp cho nơi tiếp nhận đăng ký dự thi kèm theo bản sao chụp (photocopy) 2 mặt Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân trên 1 mặt của tờ giấy A4 và 2 ảnh cỡ 4x6 kiểu chân dung, mới chụp trong vòng 6 tháng (có ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, tỉnh, huyện và mã số đơn vị ĐKDT vào mặt sau tấm ảnh, 2 ảnh này đựng trong một phong bì nhỏ).
Ngoài ra phải dán thêm 1 ảnh vào vị trí đã xác định ở mặt trước túi đựng phiếu đăng ký dự thi. Trường THPT nơi thí sinh đang học hoặc Công an xã phường nơi thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương ký tên và đóng một dấu có phần giáp lai lên ảnh (chỉ để xác nhận nhân thân thí sinh). Thí sinh hoàn toàn chịu trách về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi.
Nơi tiếp nhận ĐKDT giữ lại túi đựng Phiếu ĐKDT, Phiếu số 1, bản sao chụp (photocopy) Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân và 2 ảnh, trả lại Phiếu số 2 cho thí sinh sau khi đã ký và đóng dấu xác nhận.
Thí sinh lưu giữ Phiếu số 2 này để nhận Giấy báo thi, Giấy chứng nhận kết quả thi. Trong trường hợp có những sai sót thông tin đăng ký dự thi hoặc bị thất lạc Giấy báo thi thí sinh đem phiếu này trực tiếp tới Hội đồng thi tại Cụm thi đã đăng ký vào buổi tập trung phổ biến quy chế để đề nghị sửa chữa sai sót và làm thủ tục dự thi.
Mẫu Phiếu số 1
Mẫu phiếu số 2
Cách ghi 19 mục trong Phiếu đăng ký dự thi Kỳ thi THPT quốc gia 2016 như sau:
Mục SỞ GDĐT……… MÃ SỞ: Thí sinh đăng ký tại đơn vị đăng ký dự thi thuộc sở nào thì ghi tên sở đó vào vị tri trống …..., sau đó điền 2 chữ số biểu thị mã sở vào 2 ô trống tiếp theo, mã sở GDĐT do Bộ GDĐT quy định.
Mục Số phiếu: Nơi tiếp nhận đăng ký dự thi ghi, thí sinh không ghi mục này.
Mục 1, 2: Ghi theo hướng dẫn trên phiếu ĐKDT.
Mục 3: a) Nơi sinh của thí sinh chỉ cần ghi rõ tên tỉnh hoặc thành phố, nếu sinh ở nước ngoài thí sinh chỉ cần ghi rõ tên quốc gia (theo tiếng Việt Nam). b) Dân tộc ghi đúng theo giấy khai sinh.
Mục 4: Đối với Chứng minh nhân dân mẫu cũ, ghi 9 chữ số vào 9 ô cuối bên phải, ba ô đầu để trống; đối với Chứng minh nhân dân mẫu mới hoặc Thẻ căn cước công dân, ghi đủ 12 chữ số vào các ô tương ứng.
Mục 5: Mã tỉnh (thành phố), mã huyện (quận) và mã xã (phường) chỉ đối với các xã thuộc Khu vực 1 sẽ do Bộ GDĐT quy định. Thí sinh cần tra cứu tại nơi đăng ký dự thi để ghi đúng mã tỉnh (thành phố), mã huyện (quận), mã xã (phường) nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú hiện tại vào các ô tương ứng ở bên phải. 
Thí sinh không có hộ khẩu thường trú tại xã Khu vực 1 thì bỏ trống ô mã xã. Sau khi điền đủ các mã đơn vị hành chính, thí sinh ghi rõ tên tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường) vào dòng trống.
Đối với thí sinh thuộc diện ưu tiên đối tượng hoặc khu vực có liên quan đến hộ khẩu thường trú, đề nghị phải khẳng định thời gian có hộ khẩu thường trú trên 18 tháng tại khu vực 1 hoặc trên 18 tháng ở xã đặc biệt khó khăn trong thời gian học THPT bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng.
Mục 6: Ghi tên trường và địa chỉ đến huyện (quận), tỉnh (thành phố) của trường vào dòng kẻ chấm. Ghi mã tỉnh nơi trường đóng vào 2 ô đầu, ghi mã trường vào 3 ô tiếp theo (mã trường ghi theo quy định của Sở GDĐT, nếu mã trường có 1 chữ số thì 2 ô đầu tiên ghi số 0, nếu mã trường có 2 chữ số thì ô đầu tiên ghi số 0). 
Đối với thí sinh là công an, quân nhân được cử tham gia dự thi để xét tuyển ĐH, CĐ thì ghi mã tỉnh tương ứng với tỉnh nơi đóng quân và mã trường THPT là 900. 
Đối với thí sinh có thời gian học ở nước ngoài thì những năm học ở nước ngoài ghi mã tỉnh tương ứng với tỉnh theo hộ khẩu thường trú tại Việt Nam và mã trường THPT là 800.
Mục 7: Ghi rõ điện thoại, email (nếu có). Đối với thí sinh có yêu cầu đăng ký xét tuyển trực tuyến, cần đăng ký số điện thoại di động cá nhân để được cấp mật khẩu sử dụng một lần (OTP) qua tin nhắn đảm bảo cho sự bảo mật khi đăng ký xét tuyển trực tuyến.
Mục 8: Thí sinh phải ghi rõ họ tên người liên hệ, địa chỉ chi tiết: xóm (số nhà), thôn (đường phố, ngõ ngách), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
Mục 9: Thí sinh đăng ký dự thi với mục đích chỉ lấy kết quả để xét tốt nghiệp THPT, chỉ lấy kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng hoặc cả hai mục đích. Thí sinh đăng ký dự thi với mục đích nào thì đánh dấu “X” vào ô tương ứng; nếu thí sinh dự thi với cả hai mục đích thì đánh dấu vào cả hai ô.
Mục 10: Thí sinh đăng ký dự thi tại cụm thi nào thì ghi tên cụm thi và mã cụm thi do Bộ GDĐT quy định vào vị trí tương ứng. Tùy theo mục đích thi nêu ở Mục 9 thí sinh cần tham khảo hướng dẫn của nơi nhận đăng ký dự thi để xác định cụm thi phù hợp.
Mục 11: Học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp ĐKDT tại trường đó. Các đối tượng khác nộp ĐKDT tại các địa điểm do Sở GDĐT quy định. Mã đơn vị ĐKDT ghi theo hướng dẫn của nơi nhận ĐKDT.
Mục 12: Tất cả các thí sinh đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng đều phải đăng ký môn thi ở mục này, thí sinh đăng ký dự thi môn nào thì đánh dấu “X” vào ô môn thi tương ứng, riêng đối với môn Ngoại ngữ thí sinh điền mã số tương ứng với ngôn ngữ cụ thể như sau:
N1 – Tiếng Anh; N2 – Tiếng Nga; N3 – Tiếng Pháp; N4 – Tiếng Trung Quốc; N5 – Tiếng Đức; N6 – Tiếng Nhật.
Mục 13: Đối với thí sinh xin miễn thi ngoại ngữ, cần ghi rõ loại chứng chỉ đủ điều kiện miễn thi hoặc ghi rõ là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo quy định của Bộ GDĐT.
Mục 14: Thí sinh đã dự thi THPT những năm trước, nếu có những môn thi đủ điều kiện bảo lưu theo quy định, thí sinh muốn bảo lưu môn nào thì ghi điểm môn đó vào ô tương ứng.
Mục 15: Thí sinh xác định 4 môn dùng để xét tốt nghiệp THPT (bao gồm các môn bắt buộc và môn tự chọn) bằng cách đánh dấu “X” vào các ô tương ứng. Bốn môn này phải nằm trong số các môn đã đăng ký tại Mục 12,13 và 14.
Mục 16: Thí sinh tự xác định đối tượng ưu tiên, ghi đúng ký hiệu các đối tượng ưu tiên theo quy định của quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy. Nếu khai thiếu trung thực sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành. Thí sinh thuộc diện ưu tiên phải nộp đủ giấy tờ minh chứng hợp pháp cho trường khi đến nhập học.
Mục 17: Đối với thí sinh dự thi có mục đích xét tuyển ĐH, CĐ cần ghi mã khu vực vào ô trống như sau: Khu vực 1 (KV1) điền chữ số 1, Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) điền 2NT, Khu vực 2 (KV2) điền chữ số 2, Khu vực 3 (KV3) điền chữ số 3. 
Trong 3 năm học THPT hoặc tương đương, học ở đâu lâu hơn hưởng ưu tiên khu vực ở đó. Nếu mỗi năm học một trường có mức ưu tiên khu vực khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp THPT ở đâu hưởng ưu tiên khu vực tại đó. 
Đối với thí sinh được ưu tiên theo hộ khẩu thường trú, căn cứ vào quy định của quy chế tuyển sinh và hướng dẫn của Bộ GDĐT để ghi cho đúng khu vực ưu tiên được hưởng. Phần mềm đăng ký dự thi sẽ tự động xác định mức hưởng ưu tiên khu vực theo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy khi thí sinh khai đầy đủ Mục 5 và Mục 6; nếu thấy khác với thông tin khai trên phiếu ĐKDT, thí sinh cần kiểm tra lại thông tin đã khai tại các mục này.
Mục 18: Ghi theo hướng dẫn trên phiếu ĐKDT.
Mục 19: Đối với thí sinh thi với mục đích lấy kết quả để xét học liên thông lên cao đẳng, đại học cần đánh dấu “X” vào ô đã tốt nghiệp ở bậc học nào tương ứng: Đã tốt nghiệp trung cấp (TC) hoặc Đã tốt nghiệp cao đẳng (CĐ)
Lưu ý: Thí sinh phải ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch sẽ vào các mục theo yêu cầu và không sửa chữa, tẩy xoá. Nếu là số, ghi bằng chữ số Ả rập (0, 1, 2, 3,…), không ghi bằng chữ số La mã (I, V, X,…).
Hồng Hạnh

Hôm nay 20/4, Hà Nội kiểm tra khảo sát lớp 12

19:09 |

Hôm nay 20/4, Hà Nội kiểm tra khảo sát lớp 12

(Theo Dân trí) - Từ ngày 20-22/4, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ ra đề kiểm tra khảo sát trình độ học sinh lớp 12 trên toàn thành phố ở 3 môn Văn, Toán, tiếng Anh.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, để có cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy, ôn tập cho thí sinh dự thi THPT quốc gia sắp tới, Sở GD&ĐT sẽ tổ chức khảo sát với 3 môn thi bắt buộc trên đây.
Đề thi do Sở GD&ĐT Hà Nội xây dựng dựa trên cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2016 và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Các trường và cụm trường sẽ phụ trách in sao đề thi, đảm bảo yêu cầu bảo mật. Bài thi sẽ dọc phách, chấm chéo nhưng không lấy kết quả thi để đánh giá vào điểm số năm học của thí sinh.
Các môn Toán, Ngữ văn kiểm tra theo hình thức tự luận; môn Tiếng Anh kiểm tra viết và trắc nghiệm, đề kiểm tra môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn.
Để có cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy, ôn tập cho thí sinh dự thi THPT quốc gia, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức khảo sát trình độ học sinh lớp 12 (ảnh: Minh họa)
Để có cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy, ôn tập cho thí sinh dự thi THPT quốc gia, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức khảo sát trình độ học sinh lớp 12 (ảnh: Minh họa)
Các trường bố trí cán bộ, giáo viên các trường trong Cụm làm nhiệm vụ giám sát coi kiểm tra chéo giữa các trường trong Cụm đảm bảo nguyên tắc 7 phòng kiểm tra có 1 cán bộ giám sát và chọn cử 1 Phó Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông làm Tổ trưởng, bố trí cán bộ, giáo viên tham gia giám sát công tác chấm kiểm tra khảo sát.
Chậm nhất ngày 29/4/2016, các Cụm trưởng trường Trung học phổ thông nộp kết quả kiểm tra khảo sát của các trường trong Cụm về phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT gồm bản đã đóng dấu và dữ liệu đã có kết quả khảo sát.

Các lớp có học sinh học sách giáo khoa Tiếng Anh chương trình thí điểm tại 4 trường: THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT Việt Đức, THPT Chu Văn An, THPT Thăng Long; Học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên học chương trình Giáo dục Thường xuyên cấp THPT sẽ không tham gia kiểm tra khảo sát môn Tiếng Anh đợt này. Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ có công văn hướng dẫn chi tiết sau.
Mỹ Hà Dân trí

Thành công là kết quả của một loạt thói quen tốt

20:15 |
Thành công là kết quả của một loạt thói quen tốt, hơn là những khoảnh khắc tình cờ. Dưới đây là 7 thói quen đã giúp những người cực kỳ thành công đạt được mục tiêu của mình.

1. Làm việc chăm chỉ
Để thành công, bạn phải quên đi những câu chuyện làm giàu nhanh chóng. Bạn phải tập trung vào những gì sẽ thực sự khiến bạn thành công, và đó chính là làm việc chăm chỉ. Bạn phải làm việc nỗ lực trước khi gặt hái thành công. Sự kiên trì, kỷ luật và sẵn sàng làm việc vất vả sẽ đưa bạn đến những nơi mà nếu không có những yếu tố này thì bạn sẽ không đến được.
2. Lên kế hoạch
Những người nổi tiếng luôn có một quyển nhật ký để nhắc nhở họ về những gì đã đạt được và đi theo lộ trình để tiến tới mục tiêu. Bạn phải có một chiến lược để giữ mình không bỏ cuộc và soi đường cho bạn đến đích.


3. Hành động và không trì hoãn
Chỉ ước mơ và nghĩ ngợi mà không hành động thì sẽ chẳng dẫn bạn đến đâu cả. Người thành công nắm vững thói quen hành động. Đôi khi họ hành động rất bạo - kể cả trước khi họ cảm thấy thực sự sẵn sàng.


4. Đặt mục tiêu rõ ràng
Người thành công biết họ muốn đến đâu và tập trung vào việc này. Họ không do dự hay cố làm nhiều việc cùng lúc. Họ tập trung vào những mục tiêu mà họ biết rằng có thể đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Cách tiếp cận thận trọng này khuyến khích họ xây dựng “thần kinh thép” để đạt đến đích như đã định.


5. Mạo hiểm
Tại sao lại phải mạo hiểm? Người thành công thà mạo hiểm để thành công còn hơn là che giấu ý định và tham vọng của mình bằng cách chỉ mơ mộng hão huyền. Người thành công sẵn sàng chấp nhận thất bại. Họ không ngại điều này bởi họ biết rằng họ sẽ tích lũy kinh nghiệm trong quá trình hành động. Họ cũng biết rằng có thể thất bại trước khi thành công. Họ cũng thích thà thất bại còn hơn là làm kẻ nhát gan không dám mạo hiểm làm gì.

Thủ tướng Anh Winston Churchill (1874-1965) đã nói: “Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi lòng nhiệt thành”. Nhiều người muốn thành công nghĩ rằng thành công đến một cách tình cờ và họ quên đi thực tế rằng để đạt được mục tiêu thì cần phải có sự kiên định và bền chí.
6. Đọc rất nhiều
Không phải tất cả những người ham đọc đều là lãnh đạo. Nhưng mọi nhà lãnh đạo đều đọc nhiều. Bạn sẽ không thể thực sự đạt được mục tiêu nếu bạn không học hoặc dành thời gian nghiên cứu. Người thành công đọc nhiều và mở rộng tầm nhìn của mình qua thói quen đọc sách. Họ cũng biết tầm quan trọng của việc tích lũy kiến thức từ việc học hỏi kinh nghiệm của những người khác.


7. Làm những gì mình đam mê
Mọi người thành công đều đam mê ngành nghề, lĩnh vực của mình, hoặc những gì mình có tài. Họ không làm việc chỉ vì tiền. Hơn thế, họ làm việc bởi vì tình yêu dành cho công việc, và niềm vui mà công việc mang lại cho họ. Nhờ vậy, họ chắc chắn rằng những thói quen hàng ngày của mình tập trung vào những hoạt động giúp tài năng của họ tỏa sáng và thúc đẩy họ tiến tới thành công.


Xuân Vũ (Dân tri)






Đề thi thử kỳ thi quốc gia năm 2016 hình thức thi online có thưởng

19:25 |

Theo Dân trí Để giúp học sinh lớp 12 được cọ xát với đề thi có cấu trúc và độ khó tương đương đề thi THPT quốc gia, Dân trí phối hợp cùng Hocmai tổ chức chương trình thi thử THPT quốc gia 2016 trực tuyến hàng tuần trên báo Dân trí.


Thi thử là cơ hội để thí sinh cọ sát, làm quen với cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2016
Thi thử là cơ hội để thí sinh cọ sát, làm quen với cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2016
Chương trình thi thử THPT quốc gia 2016 trực tuyến giúp thí sinh cọ sát, làm quen với đề thi có cấu trúc và độ khó tương đương với đề thi THPT quốc gia. Đồng thời rà soát kiến thức, kiểm tra năng lực của bản thân để từ đó có kế hoạch ôn tập tốt nhất cho kỳ thi vào tháng 7/2016.
Lịch thi: Ban tổ chức sẽ thông báo chi tiết hàng tuần.
Môn thi: Tổ chức thi trực tuyến các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh; cung cấp đề mẫu các môn Toán, Ngữ văn để thí sinh tự luyện tập.
Giải thưởng chương trình:
- 01 giải Nhất: 1.000.000 đ
- 10 giải Khuyến học, mỗi giải: 200.000 đ học trực tuyến.
Hướng dẫn tham gia thi:
Bước 1: Truy cập vào bài thông báo thi trên trang Dantri.com.vn
Bước 2: Đăng ký/ đăng nhập vào trang thi (bạn cần đăng ký thông tin để phục vụ cho công tác trao giải sau này).
Bước 3: Làm bài thi vào đúng thời gian mở đề để tham gia xét giải; hoặc làm lại các bài thi đã có.
Ngay bây giờ, thí sinh có thể đăng ký thi và làm lại các bài thi dưới đây:


Được tạo bởi Blogger.

Đại học thủ đô hà nội xét tuyển văn bằng 2 mầm non, văn bằng 2 tiểu học, trung cấp mầm non, trung cấp tiểu học

Contributors