Hậu quả khó lường khi gian lận trong thi cử bằng thiết bị tinh vi

19:16 |
Trong hàng nghìn chiêu thức gian lận thi cử bằng tai nghe siêu nhỏ, bút camera..., trên thị trường gần đây rộ lên việc nhiều cửa hàng rao bán một thiết bị vô cùng tinh vi, hiệu quả có thể qua mắt mọi giám thị, nhất là trong các kỳ thi ở trường đại học.


Hạt tai nghe siêu nhỏ có thể để sau vào trong tai - khó có thể phát hiện.

Thi nhau rao bán
Hiện nay, một bộ phận sinh viên không tìm đến sách để trang bị hành trang kiến thức mà đã biến việc thi thành sự đối phó. Những sinh viên lười học hay gian lận thường rỉ tai nhau về những thiết bị công nghệ mới - vốn được sản xuất không phải phục vụ cho việc quay cóp. Dẫn đầu về sự tìm kiếm là thiết bị tai nghe siêu tinh vi truyền dẫn không dây, được quảng cáo cực hiệu quả trong các mùa thi. trang Tai nghe..., có cơ sở tại quận Đống Đa, Hà Nội đang dẫn đầu trên Facebook với gần 40 nghìn lượt người thích.
Khi PV nhắn tin hỏi mua thiết bị tai nghe để thi tốt nghiệp đại học, người quản lý trang ngay lập tức phản hồi: “Bạn tìm đúng chỗ rồi đấy! Chỗ mình chủ yếu cho sinh viên thuê, đặc biệt là mùa thi tốt nghiệp, cuối kỳ, hết môn. Giá rẻ mà cực an toàn”.
Khi PV gọi điện theo số nhà cung cấp, một giọng nam lên tiếng và giới thiệu là T, cựu sinh viên của một học viện tại Hà Nội. T. nói: “bạn qua bên mình hướng dẫn tận tình, mình sẽ tiếp thêm niềm tin cho, chắc chắn sẽ thành công. Không chỉ có sinh viên thuê, học sinh và người thi công chức cũng thuê nên bạn yên tâm, chỗ mình rất uy tín”.
Theo tìm hiểu của PV, nếu mua qua mạng, khách hàng chỉ cần gửi tiền vào số tài khoản mà chủ cửa hàng cung cấp, vài ngày sau có người giao hàng tận tay. Mặc dù không có giấy tờ mua hàng hay bảo hành, nhưng các cửa hàng cam kết bảo hành 3 tháng, đổi trả miễn phí trong 1 tháng. Không chỉ bán lẻ, nam thanh niên còn nhận bán buôn những thiết bị tinh vi này cho những ai có nhu cầu kinh doanh.

T đang hướng dẫn cách sử dụng tai nghe tinh vi cho khách hàng.

T. cho biết, bộ sản phẩm chống gian lận của T. phải nhập từ nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Úc, Thái Lan, Trung Quốc… Giá bán tùy từng loại, từ 1 đến 4 triệu đồng/bộ. Khi PV thắc mắc giá quá đắt, T. giải thích: “Mấy đồ công nghệ cao phải đắt chứ, bạn là sinh viên, thuê sẽ tiện hơn. Giá thuê từ 200 đến 350 nghìn đồng/ngày, thuê nhiều ngày sẽ được giảm giá”.

“Do các môn thi lý thuyết quá nhiều, nhiều sinh viên lười học hoặc học không vào, muốn điểm cao mà không muốn mất sức. Do vậy, họ tìm đến những thiết bị công nghệ đó. Những thiết bị công nghệ gian lận tinh vi này nhiều khi giáo viên cũng chưa hiểu hết ngoài một số giáo viên thuộc khoa CNTT. Vì vậy, nhà trường cần tập huấn, phổ biến về những hành vi gian lận này cho giáo viên, nhất là trong mùa thi như hiện nay." - PGS.TS Vũ Lệ Hoa, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Trong lúc đứng chờ T., PV gặp một nam sinh viên cũng đang đợi mua hàng. Dẫn chúng tôi vào phòng, T. lôi ra một túi sản phẩm công nghệ được bọc trong túi ni lông gồm 5 loại sản phẩm. T. hỏi lấy loại nào và khuyên “bạn là con gái lấy loại nào cũng dễ ngụy trang”.
T. đưa cho tôi một thiết bị nghe lén được ngụy trang giống hệt thẻ ATM. Thiết bị này được thiết kế dày và thô hơn thẻ ATM thật, thẻ này có một khe sạc pin và một khe để cắm sim. “Với thẻ này, bạn có thể mang đi như một giấy tờ tùy thân có thể để trong túi áo ngực với con trai hoặc nhét vào áo ngực nếu là con gái, đảm bảo không giám thị nào phát hiện”.
Khi nam sinh viên ngỏ lời muốn xem bộ tai nghe siêu nhỏ, T. lấy ra 2 bộ để giới thiệu. Theo quan sát của PV, bộ sản phẩm gồm: Một hạt tai nghe có kích thước siêu nhỏ (khoảng 4mm), một thiết bị gắn sim giống điện thoại thu nhỏ (có khe cắm sim, nút nguồn, nút nhận cuộc gọi, các phím tăng - giảm âm lượng) và một cây nam châm để hút hạt tai nghe ra khỏi tai. Sau khi thử và cảm thấy hài lòng, nam sinh viên quyết định thuê với giá 350 nghìn đồng/ngày, đặt cọc 1 triệu đồng cùng CMND.

Phó mặc cho may rủi
Theo tìm hiểu của PV, có nhiều sinh viên đã gánh hậu quả khi lạm dụng những thiết bị gian lận. Liên hệ với một số sinh viên đã từng đặt hàng này trên mạng, một cựu sinh viên tên H. của một trường đại học có tiếng ở Hà Nội chia sẻ: H đã dùng công nghệ thi cử từ năm nhất cho những môn lý luận vì không thể học được. “Trong suốt một năm, mình không làm chủ được bản thân, bị phụ thuộc vào thiết bị gian lận quá nhiều, chỉ biết chép và chép. Làm bài xong cũng không hiểu mình vừa chép gì”.
Sau một năm sử dụng trót lọt, đến đầu năm học thứ hai, H. bị giám thị phát hiện. “Khi đứng trước giáo viên mình rất xấu hổ. Về nhà, mình đấu tranh tâm lý rất nhiều. nếu không có thiết bị này thì những kỳ thi sắp tới của hai năm học nữa sẽ ra sao. Từ đó, mình đã quyết định tự học và những kỳ thi bằng kiến thức thực sự cũng đạt điểm khá cao”, H. kể lại.
Trong khi đó, bạn T.L chia sẻ: Nếu cứ phụ thuộc vào các thiết bị gian lận, kiến thức sẽ bị rỗng. Nếu không may bị bắt sẽ bị đình chỉ hoặc đuổi học. “Chúng ta đang phó mặc cuộc đời mình cho sự may rủi trong buổi phỏng vấn hay tuyển dụng. Sự gian lận chỉ có thể che đậy trong chốc lát nhưng không thể làm hành trang cho mình suốt cuộc đời”, T.L nói.
Trao đổi với PV, nhiều giảng viên cho biết, việc sử dụng các thiết bị gian lận trong thi cử vô cùng tác hại tới sinh viên. Nếu trót lọt, sinh viên được điểm cao nhưng kiến thức trống rỗng; còn bị bắt chắc chắn bị đuổi học hoặc chịu những hình thức kỷ luật nặng. “Thiết bị cũng do con người tạo ra, do đó, không có thiết bị nào là không thể phát hiện. Là tương lai của đất nước, các bạn sinh viên không nên lạm dụng để rồi rước lấy hậu quả khôn lường”, một giảng viên ĐH Luật Hà Nội nói.
Kiến thức mãi mãi là kiến thức. Sự gian lận dễ dàng bạn có thể bạn sẽ qua được môn đó dễ dàng nhưng bạn nhận lại được gì ngoài một cái đầu rỗng và sự ỷ lại vào công nghệ. Trường học là nơi để các bạn học - ôn - thi. Trường đời là nơi thi - ôn - học. Hãy nhớ lấy điều đó !!!
Theo Nguyễn Hoan

Tiền Phong

Học trung cấp sư phạm mầm non chất lượng tại đâu Hà Nội??

19:31 |

Học trung cấp mầm non tại hà nội? đây là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ có mong muốn được làm giáo viên sư phạm mầm non.




Học trung cấp mầm non tại hà nội ở đâu đào tạo uy tín và giá trị chắc chắn là một câu hỏi của rất nhiều các bạn trẻ khi mong muốn được theo học cái ngành mà khổ nhiều hơn sướng. Có lẽ là vậy bởi vì ngành mầm non là một ngành không hề đơn giản như nhiều người nghĩ, đó là chỉ cần lên lớp cho trẻ ngồi chơi với nhau xong đến giờ cho ăn là đút cháo đút bột cho các cháu là xong, ở đây ngành mầm non còn phải đòi hỏi nhiều hơn thế rất nhiều, không chỉ có cho trẻ ngồi chơi mà còn phải dạy các cháu chơi như thế nào, không chỉ đút bột cho các cháu ăn là xong, đôi khi có cháu này bình thường ăn thì không sao nhưng khi cháu ốm hay mệt có thể dẫn đến việc nhổ phì cháo phì bột ra lớp hoặc vào người các cô, nếu như các cô không có kỹ năng chịu đựng không có lòng yêu nghề rất có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn mà hiện nay trên đài báo tivi phản ánh rất nhiều. Có lẽ đây là cái ngành khổ nhất trong các ngành sư phạm, chỉ cần có kẽ hở là bị lên án rồi, nhưng khi các cô làm tốt thì làm gì có báo chí nào tivi nào tuyên dương. Chính vì vậy khi các cô giáo mầm non tương lại chọn theo đuổi cái nghề này hãy nên chọn cho mình một trường đào tạo uy tín cả về chất lượng đào tạo chuyên môn lẫn về kỹ năng sư phạm, sự chịu đựng của con người. Tại Hà Nội hiện nay có rất nhiều trường đào tạo chuyên ngành giáo dục mầm non như là trường trung cấp nhà trẻ mẫu giáo, trường cao đẳng sư phạm trung ương, trường trung cấp tổng hợp, trường trung cấp cộng đồng… nhưng nổi bật hơn cả là trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
chxhcnvn
học Trung cấp mầm non tại hà nội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI THÔNG BÁO TUYỂN SINH

TRUNG CẤP MẦM NON NĂM 2016

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tiền thân là trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội tính từ thời điểm thành lập trường đến nay đã hơn 50 năm. Với bề dày lịch sử về đào tạo ngành Sư phạm nói trung và ngành Sư phạm mầm non nói riêng, đây là một trong những ngành chủ lực của nhà trường cho nên được chú trọng đào tạo rất kỹ từ đào tạo chuyên môn đến đào tạo kỹ năng chịu đựng cho các cô giáo dạy mầm non tương lại. Đối với những người yêu thích ngành mầm non chỉ cần đăng ký học hệ Trung cấp mầm non của nhà trường là đã có thể đứng lớp dạy dỗ uốn năn những mầm non tương lai của đất nước Việt Nam.
Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BGDĐT, ngày 11/08/2014 của BGD&ĐT về việc ban hành quy chế tuyển sinh TCCN;
Căn cứ Thông tư số 22/2014/TT-BGDĐT, ngày 09/07/2014 của BGD&ĐT về việc ban hành quy chế đào tạo TCCN
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội thông báo tuyển sinh:

1. Đối tượng tuyển sinh trung cấp mầm non 2016:

– Những người đã tốt nghiệp THPT hoặc Bổ túc Văn hóa (Học hệ trung cấp mầm non)
– Những người đã có văn bằng 1 khác với chuyên ngành mầm non (Học hệ Văn bằng 2 mầm non)

2. Ngành tuyển sinh:

– Trung cấp mầm non (Học 20 tháng – Có lớp trung cấp mầm non vừa học vừa làm giành cho đối tượng đang đi làm)
– Văn bằng 2 mầm non (Học 15 tháng – Học ngoài giờ hành chính vào T7 và Chủ Nhật)

3. Hồ sơ xét tuyển trung cấp mầm non:

– Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Bổ túc Văn hóa + học bạ photo (Hệ trung cấp mầm non)
– Bằng tốt nghiệp văn bằng 1 khác chuyên ngành mầm non + bảng điểm photo (Hệ văn bằng 2 mầm non)
– 4 ảnh 4×6 ghi rõ họ tên ngày tháng năm sinh
– Giấy khai sinh bản sao
– Giấy tờ ưu tiên (nếu có)

4. Lệ phí xét tuyển và học phí:

– Lệ phí xét tuyển: 30.000đ/hồ sơ
– Học phí theo quy định của nhà trường

5. Thời gian và địa điểm học:

– Hệ trung cấp mầm non đào tạo 20 tháng, học tập trung từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần (Có lớp học vào T7 và Chủ nhật)
– Hệ văn bằng 2 mầm non đào tạo 15 tháng, học liên tục vào T7 và Chủ nhật hàng tuần
– Địa điểm học tại tòa nhà B1 trong Trường CĐ Thương mại và Du lịch Hà Nội

6. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ:

P203-206 tòa nhà B1 trong Trường CĐ Thương mại và Du lịch Hà Nội – Số 1 đường Phạm Văn Đồng – Cầu giấy – Hà Nội – Đối diện ĐH Quốc gia Hà Nội
Lưu ý: Thí sinh đến nộp hồ sơ Trung cấp mầm non nên gọi điện thoại trươc để được hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, tránh tình trạng khi đến thiếu hồ sơ phải đi lại nhiều lần.



Trường mầm non trồng rau sạch - nên nhân rộng kế hoạch này hay không???

19:08 |
Đó là vườn rau sạch hiện đang rất xanh tốt và ngày càng nhân thêm nhiều loại rau ở trường Mầm Non 1 (đường Đống Đa, Thành phố Huế). Vườn rau được đánh giá cao và quan trọng nhất: đã mang lại những bữa ăn “xanh sạch”, “an toàn” cho trẻ.




Đến tham quan vườn rau xanh này qua lời giới thiệu của một cán bộ Phòng GD-ĐT Thành phố Huế ngày đầu tháng 3, chúng tôi không khỏi thích thú trước cả một thảm màu xanh ở góc phía sau trường. Nhiều loại rau khoai, rau muống, cải, mồng tơi, ngò… đang lên xanh mơn mởn. Các em học sinh cứ rảnh là chạy ra chơi với vườn rau, xem rau lớn, tưới nước cho rau. Điều này đã tạo nên một sự hòa nhập giữa các cháu với thiên nhiên vô cùng tốt.
Cô Đặng Thị Phương Tâm, Hiệu trưởng trường Mầm Non 1 tâm sự, vườn rau đã có từ lâu nhưng mấy năm gần đây được nhà trường chú trọng chăm sóc vì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang nhức nhối trong xã hội, các nguồn thực phẩm bẩn ngày càng tràn vào nhiều nơi, nếu ở trường học không kiểm soát kỹ thì sẽ có hại cho cả thế hệ học sinh.
Rau trong vườn có nhiều loại, việc bón phân cho rau được làm theo quy trình khép kín. Các thức ăn còn lại từ buổi ăn cho trẻ như vỏ tôm, xác đậu nành… được trường gửi về cho một nông dân làm thức ăn cho heo nuôi trong nhà. Phân heo trên được ủ thành mùn nhuyễn, không mùi rồi đem bón cho vườn rau. Đây là yếu tố chủ chốt giúp rau luôn sạch và phát triển mạnh.
Hiện tại vườn rau sạch có khoảng 12 luống rau, mỗi luống có diện tích khoảng 6 mét vuông. Ngò là cây cho lá nhiều nhất, tiếp đến là mồng tơi, cải, rau khoai. Riêng giàn bí mới thì đang lên lá, chuẩn bị có trái. Cô Tâm cho hay sắp tới sẽ trồng thêm giá đỗ. Tiếp đến là cà tím, cà dĩa khi cô nghiên cứu qua sách vở là 2 loại cà này có tác dụng diệt bớt sâu bọ. Để rau tốt, thì việc trồng xen canh cách loại trong cùng một luống cũng được chú ý.



Để giáo dục cho các cháu phải biết yêu quý thiên nhiên, cây xanh thì mỗi ngày đều có các nhóm học sinh thay phiên ra tưới nước, xới đất, bắt sâu cho rau. Nhằm “trợ lực” thêm cho rau, trường lắp một hệ thống tưới nước phun sương để toàn bộ vườn rau đều nhận đủ nước. Do khoảng sân phía sau có nắng ấm đầy đủ, cộng với cách chăm sóc tự nhiên, thuần khiết như trên nên rau mọc rất nhanh. Ước tính đến nay mỗi tuần, vườn rau cung ứng được rau sạch cho 1 ngày ăn cho 600 học sinh tại đây.
Em Lê Thùy An (5 tuổi, học sinh lớp lớn A3) nói: “Ngày mô em cũng thích ra đây chơi và tưới nước cho mấy cây rau lớn lên. Em thích nhất là cây cải nên tưới nước nhiều cho nó. Trong buổi ăn em rất thích món canh cải nên mỗi lần ra vườn là tưới nước cho cây cải nhiều nhất”.
“Nhà trường giáo dục cho các em ngoài việc yêu thiên nhiên, thì phải nghĩ “có làm thì mới có ăn”. Qua việc chăm rau, rau lớn sẽ có thức ăn cho các em. Đó là thành quả của các em nên thấy em nào cũng cố gắng chăm sóc vườn rau tận tình hết. Phụ huynh thì rất ủng hộ chúng tôi và cực kỳ an tâm khi con cháu được dùng rau sạch khi học trong trường” - cô Tâm chia sẻ.
Được biết, sáng kiến kinh nghiệm về tăng cường vườn rau xanh trong trường nhằm cung cấp thức ăn cho trẻ của cô Tâm đã được tặng bằng khen, giúp cô đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở cuối năm vừa qua. Nhiều lúc vườn rau có một số loại mọc tốt quá, trường dư rau, bán cho đơn vị cung ứng rau sạch giúp trường có thêm kinh phí.

Thầy Phan Nam, Trưởng Phòng GD-ĐT Thành phố Huế cho hay, vườn rau sạch của trường Mầm Non 1 là một ví dụ điển hình, đáng khen về việc trồng rau sạch phục vụ thức ăn cho học sinh. Ngoài trường này ra còn có trường mầm non Hoa Mai cũng trồng rau sạch tốt. Hy vọng qua câu chuyện về trường Mầm Non 1, các trường mầm non, cấp 1 nếu có điều kiện thì cũng nên học hỏi, và trồng rau sạch giúp buổi ăn của học sinh được tốt hơn.
Đại Dương (Dân trí)


Bí kíp cầm tay cho "chứng nhớ nhớ quên quên" của sĩ tử trong kỳ thi quan trọng

20:21 |

Chỉ còn ít ngày nữa, học sinh cả nước sẽ bước vào hai trong số những kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời học sinh, đó là kỳ thi tuyển sinh vào Phổ thông Trung học (lớp 10) và thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (đây cũng được coi là kỳ thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng…). Nhưng làm những gì để các em có thể làm bài một cách hiệu quả nhất. Đó là câu hỏi lớn cho các bậc phụ huynh !!!


Đến thời điểm này, có thể nói các kiến thức hầu hết đã được lưu giữ trong “kho trí não” để chờ ngày đem ra thi thố, việc “nhồi nhét” không còn mang lại nhiều kết quả. Vấn đề là làm thế nào để có một trí tuệ minh mẫn, trí óc không rơi vào tình trạng “lú lẫn”, nhớ nhớ, quên quên để khi vào phòng thi, các em triển khai tốt nhất kho kiến thức đã được trang bị?
Dưới đây là 5 bí quyết được tổng hợp, tham khảo qua các nhà chuyên môn, nhà tâm lý và đặc biết là các sĩ tử từng “dày dạn” trên các “chiến trường thi cử”.
Bí quyết thứ nhất: Tạo dựng hình ảnh trong trí não.
Các nhà chuyên môn về tâm lý chỉ ra rằng, cách dễ nhớ và duy trì trí nhớ tốt nhất là hình ảnh hóa các thông tin được học và xâu chuỗi thành các câu chuyện trong trí tưởng tượng bằng hai cách: Tạo dựng hình ảnh và sáng tạo hình ảnh.
Về tư duy tạo dựng, hình ảnh được lưu lại bởi người diễn giải biết kích thích, gợi mở tư duy.
Về sáng tạo hình ảnh, đây là quá trình tư duy độc lập, một cách thể hiện sự thấu đạt của tư duy về một sự kiện nào đó nhằm nắm bắt và và khái quát nhất, sâu sắc nhất vấn đề mà tư duy đã thấu đạt.
Khi làm bài thi, các hình ảnh đó như những cuộn phim “tua” lại các kiến thức đã được học.
Bí quyết thứ hai: Bò nhai lại!
Có một câu chuyện vui nói đại để các loại dạ dày như ở người thì gọi là bao tử, ở gà vịt ngan ngỗng thì gọi là mề, ở ếch nhái thì gọi là tù và… Riêng ở bò thì gọi là… dạ sách.
Không biết có “chữ nghĩa” trong cái… “dạ sách” đó không nhưng qua đúc kết của các sĩ tử, có một cách học mang tên “bò nhai lại”. Đó là phương pháo tự ôn luyên thông qua trí nhớ với hai, ba hoặc nhiều lần hơn thế. Cách “nhai lại” này khiến kiến thức hằn sâu trong các nếp nhăn của não bộ nên sẽ lưu lại rất lâu.
Bí quyết thứ ba: Luôn nói về nó.
Hãy luôn nói, nhắc về nó dưới nhiều hình thức, đặc biệt là phương pháp tranh luận đối thoại.
Đây thực chất là phương pháp học nhóm nhằm trao đổi, tranh luận trên cơ sở phối hợp thống nhất, chặt chẽ với nhau để cùng nhận dạng, phân tích và luận giải các vấn đề học tập đặt ra. Từ đó lĩnh hội, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi cử nhằm đạt kết quả cao nhất.
Phương pháp thứ tư: Khoan sức… dân!
Phương pháp này được gợi ý từ câu của Đức vua Trần Anh Tông nói về kế giữ nước: “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc”.
Các nhà khoa học và tâm lý học chỉ ra rằng, để não bộ khỏe mạnh, học và thi đạt kết quả tốt, cần có tâm lý, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
Về tâm lý, cần tạo lập ra một tâm lý thỏai mái nhất, tránh những áp lực kiểu “một mất, một còn”, đặc biệt là cần tạo ra niềm hứng khởi, sự hưng phấn cao độ khi làm bài thi
Về chế độ sinh hoạt, nên bố trí một cách hợp lý, tránh thức đêm quá nhiều, cần vận động hoặc nghe nhạc. Tránh để điện thoại trong phòng ngủ hay lạm dụng các chất kích thích như cà phê, chè đặc... Cần tập thể dục, thể thao hoặc các vận động nhẹ nhàng khác.
Tóm lại, cơ thể cần được nghỉ ngơi một cách thích hợp nhất để đến khi “xung trận”, cho kết quả cao nhất.
Bí quyết thứ 5: Ứng dụng tiến bộ của Y học
Ngày nay, bằng sự tiến bộ của khoa học mà cụ thể ở đây là lĩnh vực Y Dược học, các nhà y khoa đã nghiên cứu ra nhiều loại dược phẩm có tác dụng giúp não bộ minh mẫn và tăng cường trí nhớ mà thuốc bổ não là một trong số đó.
Hi vọng rằng bằng sự say mê, sáng tạo, kinh nghiệm cùng với những ứng dụng của Y Dược học, các em sẽ có một kỳ thi tốt nhất.
Nguyễn Hoàng


Năm 2016 các trường đại học có thể sẽ không đủ chỉ tiêu

19:03 |
Theo Dân trí đưa tin Đồng ý với quan điểm của Bộ GD&ĐT là xét tuyển theo hình thức tập trung là giảm được thí sinh “ảo” nhưng ông Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Thương Mại cho rằng, có một điều chắc Bộ chưa tính đến tình trạng là hầu hết các trường sẽ không tuyển đủ chỉ tiêu đã được Bộ phê duyệt.

Phương án xét tuyển tập trung cho các trường đại học sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra đã gây nhiều ý kiến tranh luận, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Thương Mại về phương án xét tuyển mới này. 




Các trường "nhàn hạ" hơn trong công tác xét tuyển
Các quy định, quy chế tuyển sinh năm 2016 vừa được Bộ GD &ĐT ban hành xong, nay lại có sự thay đổi đột ngột chuyển hướng xét tuyển của các trường về bộ theo hình thức xét tuyển tập trung. Là nhà quản lý, nhà tuyển sinh ông thấy thế nào?
Việc tiếp tục hoàn thiện quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng là hoàn toàn cần thiết, mang tính thời sự và luôn luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Ngay sau khi kết thúc công tác tuyển sinh 2015, quy chế tuyển sinh đại học đã được Bộ điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện một số nội dung.
Nhưng đến nay, cũng chưa hẳn đã hết những tiềm ẩn bất cập có thể xảy ra trong mùa tuyển sinh 2016. Thay vì cho việc xét tuyển được thực hiện ở từng trường đại học, nay sẽ là xét tuyển tập trung do Bộ GD-ĐT chủ trì.
Theo tôi, không có gì là quá đột ngột mặc dù đã cận kề mùa tuyển sinh. Bởi lẽ, việc thay đổi này chỉ thuần tuý là điều chỉnh kỹ thuật, tác nghiệp. Hơn nữa, việc điều chỉnh này sẽ không làm thay đổi các quyền cũng như việc lựa chọn trường, ngành của thí sinh. Và việc điều chỉnh này có lẽ sẽ giúp các trường "nhàn hạ" hơn trong công tác xét tuyển.
Xét tuyển tập trung không góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
Theo ông, Bộ quy định xét tuyển tập trung như vậy có vi phạm quyền tự chủ của các trường?
Theo tôi, dù có những ưu điểm nhất định, nhưng tất cả các trường sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển đều phải tham gia xét tuyển tập trung thì phần nào đã ảnh hưởng tới khái niệm quyền tự chủ trong tuyển sinh của các trường đại học.
Và tôi cũng không nhất trí với quan điểm của Bộ cho rằng xét tuyển tập trung sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Vì tập trung hay không tập trung thì cuối cùng đều để tiến tới mục tiêu là những thí sinh có kết quả học tập phổ thông tốt hơn sẽ trúng tuyển, đáp ứng chất lượng đầu vào của từng trường, từng ngành và chuyên ngành đào tạo.
Xét trên phạm vi cả nước, công tác tuyển sinh không góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Vẫn là những thí sinh đó, nếu đáp ứng các điều kiện tuyển sinh thì nếu không trúng tuyển trường này, sẽ trúng tuyển trường khác. Tương tự như vậy, đối với các ngành và chuyên ngành đào tạo.
Việc Bộ GD & ĐT đưa ra phương án xét tuyển tập trung “đột ngột” này có phải là sẽ “ép buộc” các trường thực hiện hay không?
Nói chính xác hơn là chỉ áp dụng đối với các trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Sử dụng khái niệm “ép buộc” e là không chính xác. Về khía cạnh pháp lý, các trường đại học phải chấp hành khi đã được ban hành với tư cách là một phần của quy chế tuyển sinh.
Phương án xét tuyển tập trung Bộ đưa ra, liệu có giảm được “ảo” thưa ông?
Về mặt lý thuyết và theo như ý kiến của Cục khảo thí & kiểm định chất lượng giáo dục thì với hình thức xét tuyển tập trung thì giảm ảo. Tôi đồng ý điều này.
Nhưng có một điều chắc Bộ chưa tính đến tình trạng là hầu hết các trường sẽ không tuyển đủ chỉ tiêu đã được Bộ phê duyệt.
Vì sao vậy?
Bởi vì nếu tự tổ chức xét tuyển, khi có tình trạng có một số các ngành, chuyên ngành không có hoặc ít thí sinh đăng ký xét tuyển, các trường sẽ điều chỉnh chỉ tiêu sang ngành, chuyên ngành có nhiều thí sinh đăng ký.
GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Thương Mại
Điều này vừa đảm bảo chất lượng đầu vào của các ngành, chuyên ngành đào tạo. Hơn nữa, việc điều chỉnh như vậy tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh, nhà trường cũng sẽ hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh.
Việc điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến của các ngành, chuyên ngành trong quá trình xét tuyển sẽ không thể thực hiện nếu xét tuyển tập trung.
Không ai dám chắc không có hiện tượng ngẽn mạng


Ông có nghĩ rằng, hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ GD& ĐT sử dụng năm 2015 đã xảy ra sự cố nhưng năm nay vẫn dùng chung phần mềm xét tuyển, nguy cơ sự cố “ngẽn mạng” có thể xảy ra bất kỳ lúc nào?

Theo tôi, khi xây dựng đề án xét tuyển tập trung chắc chắn Bộ GD&ĐT đã tính đến điều này. Vừa rồi theo ý kiến từ phía Cục khảo thí & KĐCLGD thì phần mềm đã được chạy thử bằng nguồn dữ liệu tuyển sinh 2015.
Nhưng đó là dữ liệu sẵn có, chưa tính đến tốc độ đường truyền, an ninh mạng.... Không ai dám chắc là sẽ không có hiện tượng ngẽn mạng hoặc các sự cố kỹ thuật có thể sảy ra trong tuyển sinh 2016. Bộ cần cân nhắc kỹ về vấn đề này.


Vậy, Trường ĐH Thương Mại sẽ tuyển sinh theo hướng nào?

Năm 2016, trường ĐHTM vẫn sẽ sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Tuyển sinh năm 2015, chúng tôi chỉ xét tuyển có một đợt, số thí sinh trúng tuyển nhập học đạt trên 96%. Tỷ lệ này đã nằm trong dự kiến của chúng tôi.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Hồng Hạnh (thực hiện)


Lượng thí sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp năm 2016 tăng 11.000 em cao so với năm ngoái

18:42 |
Dân trí Theo ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học này, lượng thí sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp tăng cao so với năm ngoái (tăng 11.000 em). Điều này do học sinh đã xác định về khả năng bản thân và nhu cầu lựa chọn công việc trong tương lai, thay vì cố thi bằng được vào đại học.

>>>> Xét học bạ THPT vào hệ trung cấp sư phạm mầm non trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Cụ thể, tính đến 22h ngày 30/4, toàn thành phố Hà Nội có 76.046 thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia. Số lượng thí sinh đăng ký các môn lần lượt là: Toán: 73.959 em; Vật lý: 32.866; Hóa học: 26.215; Sinh học: 9.726; Ngữ văn: 72.325; Lịch sử: 8.954; Địa lý: 38.858; Ngoại ngữ: 66.011.

Thống kê số thí sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp do cụm thi Sở GD&ĐT chủ trì có 16.390 em. Số lượng các môn là: Toán: 16.381 thí sinh, Vật lý: 620; Hóa học: 714; Sinh học: 1.730; Ngữ văn: 16.164; Lịch sử: 2.868; Địa lý: 14.306; tiếng Anh: 11.935; tiếng Nga: 3; tiếng Nhật: 6.
Theo ông Chất, năm học này, lượng thí sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp tăng cao so với năm ngoái (tăng 11.000 em). Điều này do học sinh đã xác định về khả năng bản thân và nhu cầu lựa chọn công việc trong tương lai, không cố thi bằng được vào đại học.
Dự kiến, kì thi THPT năm nay, Hà Nội có 27 điểm thi do Sở GD&ĐT chủ trì. Trả lời câu hỏi, liệu cụm thi của Sở GD&ĐT sẽ “dễ thở” hơn cụm thi đại học, ông Chất cho rằng, cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì có 50% giám thị đến từ các trường đại học, cao đẳng nên công tác coi thi luôn đảm bảo sự công bằng.
Trước đó, theo ghi nhận của PV Dân trí, số học sinh đăng kí dự thi THPT để vào đại học, phần lớn đều chọn thi từ 4-5 môn. Trường THPT Lý Thái Tổ năm nay có 93% học sinh thi 5 môn. Trong đó, số học sinh chọn khối D nhiều nhất. Các khối A và A1 rất ít. Đặc biệt, toàn trường có 5 em thi khối C do các em ngại các môn học thuộc lòng.
Tại Trường THPT Phan Đình Phùng, theo hiệu trưởng nhà trường, năm ngoái có khoảng 10% học sinh chọn thi 5 môn để đảm bảo được chất lượng.
Trường THPT Đinh Tiên Hoàng năm nay, có đến 80% trong tổng số số 152 học sinh đăng kí môn tự chọn là Địa lý. Tiếp đến là số lượng đăng ký môn Vật lý, Hóa học. Toàn trường chỉ có khoảng 10 học sinh đăng ký môn Lịch sử, môn Sinh chỉ có vài em đăng kí dự thi.
Theo ông Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, trong số 628 học sinh lớp 12 của trường, có 325 em chọn môn Vật lý, 269 em chọn Địa lý. Môn Lịch sử chỉ có 18 học sinh ĐKDT. Các em có thiên hướng xét tuyển ĐH, CĐ khối A, A1 thường chọn môn Vật lý, Hóa học là môn tự chọn, còn các em có thiên hướng xét tuyển khối D chọn môn Địa lý là môn tự chọn.
Mỹ Hà (Dân trí)


ca thi đầu tiên đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực năm 2016

20:24 |

Dân trí Sáng nay 5/5, hàng chục nghìn thí sinh đầu tiên thi đại học năm 2016 đã đến các địa điểm thi của ĐH Quốc gia Hà Nội để dự thi. Đây là ca thi đầu tiên đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực. Thời gian làm bài là 195 phút với 140 câu hỏi trắc nghiệm nên nhiều thí sinh tâm trạng rất hồi hộp.

Bạn Hà Nam Phương, lớp 12 D1 trường Lương Thế Vinh cho biết em không chịu nhiều áp lực khi tham gia kì thi này nhưng em vẫn hồi hộp. Trước đó, Phương đã từng làm một số bài thi thử ở trường và có được điểm số khả quan.
Bạn Bùi Phương Anh đến từ khá sớm. Em cho biết, thời tiết khá mát mẻ khiến cho em cảm thấy khá thoải mái. Hôm nay, em sẽ thi môn Ngoại ngữ là Tiếng Anh. Em khá tự tin với môn thi này.
Các bạn thí sinh đã đến từ khá sớm. Nhiều bạn còn được phụ huynh đưa đến tận phòng thi. Đúng 7h các thí sinh vào phòng thi với một tâm trạng thoải mái và không quá áp lực. Vì đã có king nghiệm 1 năm trước đó nên công tác thi cư diễn ra khá suôn sẻ và tốt đẹp. Kỳ thi đánh giá năng lực của thi sinh giúp các em làm quen với môi trường thi cử, giảm áp lực so với kỳ thi THPT quốc gia sắp tới
                                                                                                                          Mai Châm - Hồng Minh (dân trí)
Được tạo bởi Blogger.

Đại học thủ đô hà nội xét tuyển văn bằng 2 mầm non, văn bằng 2 tiểu học, trung cấp mầm non, trung cấp tiểu học

Contributors