Hãy làm bạn với con trên tất cả các lĩnh vực

18:52 |
Tuổi dậy thì - tuổi lỡ dở - tuổi ẩm ương 
Cái tuổi mà cha mẹ bàng hoàng nhận ra sự thay đổi của những đứa con từ ngoan hiền, dễ bảo trở nên ngỗ ngược, lầm lì, khó bảo... Tất cả là do cái tuổi ẩm ương của con hay còn do nhiều nguyên nhân cộng hưởng khác nữa... Hãy ngồi lại cũng các chuyên gia để đưa ra nguyên nhân và cách giải thích hợp lý nhé.
“Tôi mất một đứa con rồi!”
Gần hai năm nay, chị Phan Thu Hiền (ngụ quận 6, TPHCM) chứng kiến sự thay đổi chóng mặt của cô con gái 13 tuổi. Cháu lầm lỳ, ít nói chuyện, né tránh bố mẹ, vợ chồng chị nhắc nhở hay dặn dò gì là cháu tỏ ra rất khó chịu từ lầm bầm cho đến lớn tiếng phản ứng lại.
Như trước đây, việc gì chị nhắc nhở cháu đều thực hiện. Còn giờ, chị lên tiếng là cháu vùng vằng khó chịu. Có lần cháu cãi lại, hỗn quá, chị giang tay tát con một cái. “Từ hôm đó nó không nói chuyện với tôi dù tôi làm cách nào đi nữa. Đụng mặt là cháu câng câng, nhiều khi mẹ hỏi cháu không thèm trả lời, coi như không có sự tồn tại của mẹ”, chị nói.
Rồi chị kể về tình huống mình bị con “hất” ra khỏi phòng bằng cách đóng rầm cánh cửa ngay trước mặt với sự hụt hẫng, tổn thương tột cùng.
Chị Trần Ngọc Bích, ngụ ở quận Gò Vấp, TPHCM cũng mệt mỏi trước sự “nổi loạn” của cô con gái 14 tuổi. Từ những thay đổi nho nhỏ, chị thấy con ngày càng khó gần, khó nói chuyện với bố mẹ. Trong khi chị biết con ra ngoài rất lởi xởi, có rất nhiều mối quan hệ với cả những người lạ, những người chỉ biết trên mạng. Cháu cũng có những biểu hiện thích chưng diện, đua đòi, có nhiều mối quan hệ mập mờ dấu bố mẹ.
Chị điên lắm khi mọi lời nói, ý kiến của mình con tỉnh bơ hoặc “độp” lại. Những lúc bực quá, chị mắng thì cháu kênh kênh cái mặt rồi có lúc khi chị đang nói thì cháu hát ầm ĩ lên “vứt” tất cả lời mẹ ngoài tai.
“Tôi giờ chỉ còn đứa con trai đang học lớp 4, còn đứa con gái tôi bất lực với nó, coi như mất một đứa con”, chị Bích nghẹn ngào.
Tình cảnh như chị Hiền, chị Bích cũng là điều mà rất nhiều ông bố bà mẹ gặp phải khi con bước vào tuổi lớn. Họ mệt mỏi, lo lắng khi thấy đứa con trước đây ngoan ngoãn, nghe lời bỗng nhiên trở nên ương bướng, cãi lại, vô tổ chức trong sinh hoạt, bất hợp tác với bố mẹ.
Mối quan hệ cha mẹ con cái không duy trì được như trước. Nhiều phụ huynh khủng hoảng khi dùng mọi cách mà không “quản” nổi con, ngọt ngào thì sợ con nhờn, con hư; quát mắng hay đòn roi thì sợ con càng đối đầu.
Bất lực dễ dẫn đến buông xuôi
Làm đủ cách với con không được, nhiều bố mẹ “buông tay” thể hiện sự đầu hàng trước con. Thậm chí, không ít người buông xuôi trong việc dạy con cái vì cho rằng mình đã làm hết mọi phương án với con nhưng vô hiệu.
Tại chương trình về tâm lý vị thành niên diễn ra tại Trường THCS – THPT Ngôi Sao, Tân Bình, TPHCM, nhiều phụ huynh đã không kìm được nước mắt khi bày tỏ sự bất lực của mình trước con cái trong độ tuổi THCS. Con không nghe lời, chống đối và thay đổi nhiều trong lối sống, hành vi làm bố mẹ lo lắng nhưng họ không can thiệp nổi.
Hầu hết, có hai cách ứng xử của phụ huynh đối với con mới lớn. Một số đầu hàng trước con, con thích làm gì thì làm, bố mẹ không can thiệp nổi. Còn nhiều phụ huynh dùng biện pháp siết chặt, nghiêm khắc hơn để “quản” con nhưng họ cũng thừa nhận có chăng con chỉ chấp hành trước mắt bố mẹ, còn thật ra vẫn có đủ cách chống đối mà bố mẹ không tài nào kiểm soát nổi.
TS Nguyễn Thị Bích Hồng (ĐH Sư phạm TPHCM) cho hay, con và cha mẹ có khoảng cách là chuyện muôn thuở, khoảng cách này trước đây còn xa hơn. Trước hết là do chênh lệch tuổi tác và hiện nay cha mẹ và con cái còn xuất hiện thêm sự xung khắc giữa các giá trị sống đang có nhiều thay đổi. Trẻ tiếp cận và có xu hướng ủng hộ với những giá trị mới còn người lớn lại tìm cách níu kéo những giá trị cũ.
Cha mẹ thường thiếu tin tưởng con dẫn đến sự áp đặt. Lúc nào cũng cho là mình đúng, muốn tốt cho con, muốn con phải nghe theo mình. Ngoài ra hiện nay, phụ huynh cũng lúng túng trong việc định hướng giá trị cho con.
Sự thay đổi của con trẻ độ tuổi mới lớn là dấu hiệu phát triển hoàn toàn bình thường, các em cần bứt phá để dần khẳng định sự tự lập, trưởng thành. Có chăng, nhiều phụ huynh “sốc”, lúng túng là do họ không được chuẩn bị tâm lý, thiếu kiến thức, kỹ năng để đồng hành cùng con ở độ tuổi được xem là nhạy cảm này.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, phụ huynh tỏ thái độ bất lực, cho rằng không mất con… là điều hết sức nguy hiểm, đó là cách mất con nhanh nhất. Phụ huynh cần nắm được tâm lý lứa tuổi, tế nhị, nếu phụ huynh ứng xử, can thiệp thô bạo có thể đẩy khoảng cách với con càng xa và khi bị sứt mẻ thì rất khó hàn gắn, có thể để lại hậu quả dai dẳng về sau.
Anh Phan Thanh Hổ (Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam) chia sẻ những khúc mắc, mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái đôi lúc không có gì. Chỉ cần hai bên gần nhau hơn một chút, thông cảm với nhau hơn một chút vấn đề được giải quyết rất nhẹ nhàng.
Theo TS Bích Hồng, hiện nay khi xã hội phát triển chóng mặt, nhiều bố mẹ lao vào công việc, các mối quan hệ bên ngoài mà lơi là trách nhiệm làm cha, làm mẹ của mình. Thiếu thời gian cho con nhưng họ lại có tâm lý kỳ vọng cao, bệnh thành tích đặt nặng nề lên vai con sẽ càng đẩy đứa trẻ xa bố mẹ hơn.
Quan trọng nhất là bố mẹ cần chăm chút cho việc tổ chức cuộc sống gia đình để gắn kết các thành viên, để việc chia sẻ, trò chuyện giữa cha mẹ và con là một sinh hoạt, thói quen hàng ngày.
Hãy làm bạn với con trên tất cả các lĩnh vực.
Hãy đặt mình vào tâm sinh lý của con.
Hãy đứng vào vị trí của con để thấy con cần, mong mỏi, khó khăn ở điểm nào.
Hãy dành thời gian, tâm tư của mình vào con.
Tất cả đều có nguyên nhân và cha mẹ phải tìm và giải quyết nguyên nhân ấy.
Hoài Nam ( Dân trí)

Hãy trả lại cho con một tuổi thơ đúng nghĩa

18:45 |
" Học - học nữa - học mãi "
 Học hỏi luôn luôn là tốt nhưng học như thế nào lại là một câu hỏi yêu cầu sự vận dụng khéo léo và uyển chuyển. Khoa học đã chứng minh càng bé trẻ càng có khả năng học tập cao và càng nên học tập. Nhưng học tập không chỉ là học trên sách vở mà còn là học những kiến thức ngoài xã hội. Vừa học vừa chơi kết hợp với nghỉ ngơi giải trí là phương pháp tốt nên áp dụng. Nhưng thực tế nhiều phụ huynh đã cướp mất thời gian, niềm vui, sự hứng khởi, khả năng học tập của con em mình vào việc "nhồi nhét kiến thức"

HÃY TRẢ LẠI CHO CON MỘT TUỔI THƠ ĐÚNG NGHĨA



Có lẽ đây chính là điều các con đang mong mỏi từ những bậc làm cha làm mẹ bây giờ.
Đó là câu mà cả thế giới luôn luôn học tập
Thực tế là chương trình giáo dục đã “cởi trói” áp lực điểm số và các chuyên gia không ngừng lên tiếng cảnh báo hậu quả của tình trạng quá tải việc học. Nhưng nhiều ông bố bà mẹ vẫn mang nặng tâm lí muốn con hơn người và đặt nặng thành tích học tập nên vẫn dồn ép con cái vào guồng quay của học thêm, học kèm.
Tôi có đứa cháu đang học năm cuối cấp tiểu học. Mỗi lần nhắc đến việc học tập của cậu bé là một cuộc tranh luận không dứt giữa ông bà và bố mẹ. Bố mẹ luôn đặt ưu tiên hàng đầu cho việc học, còn ông bà xót cháu nên thường lên tiếng cản ngăn. Nhưng rồi hai ông bà cũng đành buông xuôi trước hàng loạt lập luận kiểu như: “Nhỏ không học, lớn sẽ vất vả”, “Uốn cây phải uốn lúc còn non”, “Không học sẽ không theo kịp con nhà người ta”, …
Số là cậu bé ấy sớm tập làm quen với việc học kèm từ năm lớp 1. Một cô giáo đảm nhận nhiệm vụ ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới vào 5 buổi tối trong tuần, 2 buổi tối còn lại dành cho bài tâp mở rộng và nâng cao. Và bắt đầu từ năm lớp 3 mới thật sự là một cuộc chạy đua để bằng “con nhà người ta” và cuộc đua càng lúc càng căng thẳng. Ba cô giáo phụ trách 3 môn Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh kèm tại nhà, 3 lớp học nâng cao 3 môn ấy ở trung tâm. Trung bình mỗi môn 2 buổi, vị chi là 12 buổi rải đều các buổi tối và thứ bảy, chủ nhật. Tính thêm ngày học 2 buổi ở lớp nữa thì khoảng thời gian trống còn lại chẳng là bao.
Niềm đam mê học võ của cậu bé sớm bị dập tắt khi thời khóa biểu kín mít việc học. Có những lúc thầy cô dạy thêm bận việc, đổi buổi dạy là lịch học chồng chéo vào nhau đến khổ sở. Rời trường về nhà dành nửa tiếng ăn uống rồi đón cô giáo thứ nhất. Cô giáo chưa kịp về thì cô giáo thứ hai đã đến. Cả ngày học ở trường cộng thêm 3 tiếng ở nhà gần như rút hết sức lực của một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi chơi ấy. Bao nhiêu vị thuốc bổ, bao nhiêu món ăn giàu dinh dưỡng cũng chẳng bù đắp nổi sự mệt mỏi của thể xác và tinh thần!
Nhìn các cháu học, tôi chợt thấy thương thật nhiều. Trang viết tuổi thơ của con trẻ chỉ toàn những công thức toán, bài làm văn và câu ngoại ngữ ư? Góc tuổi thơ chỉ cất giữ những điểm số, những bằng khen và giấy chứng nhận ư? Dấu ấn tuổi thơ chỉ in đậm việc học và học với những nỗi ám ảnh không dứt ư?
Còn đâu là tuổi ấu thơ hồn nhiên, hoa mộng?
Cuộc sống ngày càng hiện đại với sự phát triển trên mọi lĩnh vực buộc chúng ta phải vận động và học tập không ngừng. Nhưng đâu thể vì thế mà cướp mất tuổi thơ của con trẻ. Bố mẹ lo lắng con thua kém bạn bè, thầy cô áp lực vì chất lượng, thành tích nên dồn ứ cho con trẻ một lịch học dày đặc với hàng đống bài tập buộc trẻ phải học, phải làm và phải luyện.
Trong khi con trẻ cuống cuồng chạy theo kiến thức và thành tích như thế, tuổi thơ sẽ trôi qua lúc nào chẳng biết. Thay vì được chơi đùa thoải mái cùng chúng bạn, được trải nghiệm cuộc sống muôn màu và rèn các kĩ năng sống, được cùng bố mẹ vun đắp yêu thương và tình cảm gia đình thì các con lại mải miết chinh phục những kiến thức, chinh phục những đỉnh cao do bố mẹ đặt ra.
Kiến thức quan trọng nhưng không phải là tất cả để chúng ta đánh đổi mọi sự phát triển toàn diện về thể chất, tâm hồn, nhất là ở lứa tuổi tiểu học. Khi mà mọi sự tác động của bố mẹ đều là sự gò ép con phải học, phải giỏi thì việc rèn trẻ vào khuôn khổ sẽ sớm thất bại.
Bạn thích có một đứa con như thế nào: Sớm đeo kính cận, nổi trội với những thành tích học tập nhưng yếu kĩ năng sống, rụt rè trong các mối quan hệ xẽ hội, vô tâm với bố mẹ và người thân? Hay một đứa trẻ không thật sự xuất sắc trong học tập nhưng khỏe mạnh, tự tin, năng động, đầy yêu thương?
Tất cả đều tùy thuộc vào sự lựa chọn của chính bạn và cách bạn giáo dục con! Một tuổi thơ đúng nghĩa sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp cho sự thành công trong tương lai!
Trang Hiếu (Dân trí)


Phổ cập đại học có thể sẽ không làm bạn thành công - Thành công là ở năng lực và đam mê

19:20 |
 Sức học bình thường nhưng ngay từ hồi mới vào cấp 3, đứa cháu ruột của tôi đã có suy nghĩ là sau này nhất định phải đi học đại học. Có học đại học thì mới có cơ hội mở mặt với đời và để cho bố mẹ được mở lòng với thiên hạ. Liệu rằng cứ có bằng đại học thì cuộc đời của bạn chắc chắn sẽ thay đổi không??
>>>>> Học trung cấp sư phạm mầm non tại Hà Nội.
>>>>> Học chuyển đổi mọi ngành sang mầm non và tiểu học thời gian học 1 năm


Vào đại học, đó là con đường duy nhất và cũng là tư tưởng “chủ đạo” của cả học sinh và phụ huynh đang có con học phổ thông. Bằng đại học dường như là tiêu chuẩn để đánh giá về văn hoá của một người, nhất là những người ở thế hệ trẻ. Không riêng gì cháu tôi mà nhiều bạn trẻ hiện nay đều có tư tưởng là phải “phổ cập” đại học mới yên tâm. Dù biết, hiện nay, tình trạng các “ông cử bà thạc” ra trường không có việc làm ngày càng nhiều nhưng người muốn vào đại học cũng không giảm đi. Đại học dường như là “tấm bùa hộ mệnh” lớn nhất cho mọi người, kể cả khi chỉ đi làm thợ hoặc công nhân.
Nhiều người thích “làm thầy” vì làm thầy sẽ được chỉ đạo thợ, lương của thầy có thể không cao bằng thợ nhưng vị thế sẽ “oai” hơn so với người lao động chân tay. Thế nên dễ hiểu là ở nước ta hiện nay luôn trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Ai cũng muốn con mình được học cao, được làm ông nọ bà kia chứ không tự hào khi nói về con mình hay bố mình là một người thợ trong nhà máy, xí nghiệp. Thực tế, có những người thợ trong tay có một bằng nghề giỏi, được làm việc trong môi trường tốt với lương thưởng tốt nhưng vẫn phải cố kiếm một cái bằng đại học tại chức bởi quan niệm về bằng cấp luôn nặng nề đối với người dân và cả xã hội.
Một mùa thi sắp đến, nhiều phụ huynh lại “sôi sục” lo cho con “một chân” vào trường đại học, to hay nhỏ, công lập hay dân lập đều được, miễn là có một cái bằng đại học cho chắc chân. Nhiều nhà, dù rất khó khăn, cho con đi học còn phải vay mượn nhưng vẫn cố liên thông lên cho được cái bằng “phổ cập” của xã hội. Để trả cho cái bằng ấy, nhiều gia đình, bố mẹ phải đổ mồ hôi làm việc mới có được, nhưng cái vất vả ấy còn chưa thấm vào đâu so với chặng đường xin việc gian nan khi xã hội chỉ cần đến những người thợ giỏi chứ không cần đến những ông thầy “lờ mờ”.
Nhiều em học không giỏi nhưng khéo tay và có tài lẻ, có thể hướng đến học nghề hoặc những công việc lao động phù hợp với khả năng và hoàn cảnh. Tuy nhiên, vì tư tưởng thích bằng cấp, vì muốn hư danh mà nhiều học sinh vẫn cố để vào được một trường đại học. Nếu không giỏi để đỗ vào trường lớn thì vẫn chấp nhận học một trường nhỏ của tỉnh, miễn sao có cái bằng phổ cập cho “chắc ăn”. Cứ học, rồi sẽ tính, tính đến lúc nào không được thì thôi, làm gì thì làm vẫn cần có cái bằng đại học đã dẫn đến “khủng hoảng thừa” cử nhân. Lãng phí và gánh nặng xã hội, kinh tế kém phát triển, một trong những nguyên nhân là do sự không cân đối giữa đầu ra và đầu vào. Sự học liên quan đến cả một hệ tư tưởng, không dễ để thay đổi nhanh chóng và dễ dàng
Lời nhắn nhủ: Phổ cập bằng đại học đang dần là một xu thế vì thế đi liền với bằng đại học phải là kỹ năng giỏi thì bản thân mới có thể phát triển được. Nhưng đâu phải ai ai sinh ra cũng giỏi giang. Có thể bạn không giỏi giang về mặt này nhưng bạn sẽ giỏi giang về mặt khác, sự khéo léo đam mê. Đôi khi để tâm sức của mình vào một công việc mình đam mê bạn sẽ gặt được thành công chứ không nhất thiết phải là một tấm bằng đại học phổ cập mà bản thân mình không cần thiết.
 Nguồn dân trí


Hậu quả khó lường khi gian lận trong thi cử bằng thiết bị tinh vi

19:16 |
Trong hàng nghìn chiêu thức gian lận thi cử bằng tai nghe siêu nhỏ, bút camera..., trên thị trường gần đây rộ lên việc nhiều cửa hàng rao bán một thiết bị vô cùng tinh vi, hiệu quả có thể qua mắt mọi giám thị, nhất là trong các kỳ thi ở trường đại học.


Hạt tai nghe siêu nhỏ có thể để sau vào trong tai - khó có thể phát hiện.

Thi nhau rao bán
Hiện nay, một bộ phận sinh viên không tìm đến sách để trang bị hành trang kiến thức mà đã biến việc thi thành sự đối phó. Những sinh viên lười học hay gian lận thường rỉ tai nhau về những thiết bị công nghệ mới - vốn được sản xuất không phải phục vụ cho việc quay cóp. Dẫn đầu về sự tìm kiếm là thiết bị tai nghe siêu tinh vi truyền dẫn không dây, được quảng cáo cực hiệu quả trong các mùa thi. trang Tai nghe..., có cơ sở tại quận Đống Đa, Hà Nội đang dẫn đầu trên Facebook với gần 40 nghìn lượt người thích.
Khi PV nhắn tin hỏi mua thiết bị tai nghe để thi tốt nghiệp đại học, người quản lý trang ngay lập tức phản hồi: “Bạn tìm đúng chỗ rồi đấy! Chỗ mình chủ yếu cho sinh viên thuê, đặc biệt là mùa thi tốt nghiệp, cuối kỳ, hết môn. Giá rẻ mà cực an toàn”.
Khi PV gọi điện theo số nhà cung cấp, một giọng nam lên tiếng và giới thiệu là T, cựu sinh viên của một học viện tại Hà Nội. T. nói: “bạn qua bên mình hướng dẫn tận tình, mình sẽ tiếp thêm niềm tin cho, chắc chắn sẽ thành công. Không chỉ có sinh viên thuê, học sinh và người thi công chức cũng thuê nên bạn yên tâm, chỗ mình rất uy tín”.
Theo tìm hiểu của PV, nếu mua qua mạng, khách hàng chỉ cần gửi tiền vào số tài khoản mà chủ cửa hàng cung cấp, vài ngày sau có người giao hàng tận tay. Mặc dù không có giấy tờ mua hàng hay bảo hành, nhưng các cửa hàng cam kết bảo hành 3 tháng, đổi trả miễn phí trong 1 tháng. Không chỉ bán lẻ, nam thanh niên còn nhận bán buôn những thiết bị tinh vi này cho những ai có nhu cầu kinh doanh.

T đang hướng dẫn cách sử dụng tai nghe tinh vi cho khách hàng.

T. cho biết, bộ sản phẩm chống gian lận của T. phải nhập từ nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Úc, Thái Lan, Trung Quốc… Giá bán tùy từng loại, từ 1 đến 4 triệu đồng/bộ. Khi PV thắc mắc giá quá đắt, T. giải thích: “Mấy đồ công nghệ cao phải đắt chứ, bạn là sinh viên, thuê sẽ tiện hơn. Giá thuê từ 200 đến 350 nghìn đồng/ngày, thuê nhiều ngày sẽ được giảm giá”.

“Do các môn thi lý thuyết quá nhiều, nhiều sinh viên lười học hoặc học không vào, muốn điểm cao mà không muốn mất sức. Do vậy, họ tìm đến những thiết bị công nghệ đó. Những thiết bị công nghệ gian lận tinh vi này nhiều khi giáo viên cũng chưa hiểu hết ngoài một số giáo viên thuộc khoa CNTT. Vì vậy, nhà trường cần tập huấn, phổ biến về những hành vi gian lận này cho giáo viên, nhất là trong mùa thi như hiện nay." - PGS.TS Vũ Lệ Hoa, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Trong lúc đứng chờ T., PV gặp một nam sinh viên cũng đang đợi mua hàng. Dẫn chúng tôi vào phòng, T. lôi ra một túi sản phẩm công nghệ được bọc trong túi ni lông gồm 5 loại sản phẩm. T. hỏi lấy loại nào và khuyên “bạn là con gái lấy loại nào cũng dễ ngụy trang”.
T. đưa cho tôi một thiết bị nghe lén được ngụy trang giống hệt thẻ ATM. Thiết bị này được thiết kế dày và thô hơn thẻ ATM thật, thẻ này có một khe sạc pin và một khe để cắm sim. “Với thẻ này, bạn có thể mang đi như một giấy tờ tùy thân có thể để trong túi áo ngực với con trai hoặc nhét vào áo ngực nếu là con gái, đảm bảo không giám thị nào phát hiện”.
Khi nam sinh viên ngỏ lời muốn xem bộ tai nghe siêu nhỏ, T. lấy ra 2 bộ để giới thiệu. Theo quan sát của PV, bộ sản phẩm gồm: Một hạt tai nghe có kích thước siêu nhỏ (khoảng 4mm), một thiết bị gắn sim giống điện thoại thu nhỏ (có khe cắm sim, nút nguồn, nút nhận cuộc gọi, các phím tăng - giảm âm lượng) và một cây nam châm để hút hạt tai nghe ra khỏi tai. Sau khi thử và cảm thấy hài lòng, nam sinh viên quyết định thuê với giá 350 nghìn đồng/ngày, đặt cọc 1 triệu đồng cùng CMND.

Phó mặc cho may rủi
Theo tìm hiểu của PV, có nhiều sinh viên đã gánh hậu quả khi lạm dụng những thiết bị gian lận. Liên hệ với một số sinh viên đã từng đặt hàng này trên mạng, một cựu sinh viên tên H. của một trường đại học có tiếng ở Hà Nội chia sẻ: H đã dùng công nghệ thi cử từ năm nhất cho những môn lý luận vì không thể học được. “Trong suốt một năm, mình không làm chủ được bản thân, bị phụ thuộc vào thiết bị gian lận quá nhiều, chỉ biết chép và chép. Làm bài xong cũng không hiểu mình vừa chép gì”.
Sau một năm sử dụng trót lọt, đến đầu năm học thứ hai, H. bị giám thị phát hiện. “Khi đứng trước giáo viên mình rất xấu hổ. Về nhà, mình đấu tranh tâm lý rất nhiều. nếu không có thiết bị này thì những kỳ thi sắp tới của hai năm học nữa sẽ ra sao. Từ đó, mình đã quyết định tự học và những kỳ thi bằng kiến thức thực sự cũng đạt điểm khá cao”, H. kể lại.
Trong khi đó, bạn T.L chia sẻ: Nếu cứ phụ thuộc vào các thiết bị gian lận, kiến thức sẽ bị rỗng. Nếu không may bị bắt sẽ bị đình chỉ hoặc đuổi học. “Chúng ta đang phó mặc cuộc đời mình cho sự may rủi trong buổi phỏng vấn hay tuyển dụng. Sự gian lận chỉ có thể che đậy trong chốc lát nhưng không thể làm hành trang cho mình suốt cuộc đời”, T.L nói.
Trao đổi với PV, nhiều giảng viên cho biết, việc sử dụng các thiết bị gian lận trong thi cử vô cùng tác hại tới sinh viên. Nếu trót lọt, sinh viên được điểm cao nhưng kiến thức trống rỗng; còn bị bắt chắc chắn bị đuổi học hoặc chịu những hình thức kỷ luật nặng. “Thiết bị cũng do con người tạo ra, do đó, không có thiết bị nào là không thể phát hiện. Là tương lai của đất nước, các bạn sinh viên không nên lạm dụng để rồi rước lấy hậu quả khôn lường”, một giảng viên ĐH Luật Hà Nội nói.
Kiến thức mãi mãi là kiến thức. Sự gian lận dễ dàng bạn có thể bạn sẽ qua được môn đó dễ dàng nhưng bạn nhận lại được gì ngoài một cái đầu rỗng và sự ỷ lại vào công nghệ. Trường học là nơi để các bạn học - ôn - thi. Trường đời là nơi thi - ôn - học. Hãy nhớ lấy điều đó !!!
Theo Nguyễn Hoan

Tiền Phong

Học trung cấp sư phạm mầm non chất lượng tại đâu Hà Nội??

19:31 |

Học trung cấp mầm non tại hà nội? đây là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ có mong muốn được làm giáo viên sư phạm mầm non.




Học trung cấp mầm non tại hà nội ở đâu đào tạo uy tín và giá trị chắc chắn là một câu hỏi của rất nhiều các bạn trẻ khi mong muốn được theo học cái ngành mà khổ nhiều hơn sướng. Có lẽ là vậy bởi vì ngành mầm non là một ngành không hề đơn giản như nhiều người nghĩ, đó là chỉ cần lên lớp cho trẻ ngồi chơi với nhau xong đến giờ cho ăn là đút cháo đút bột cho các cháu là xong, ở đây ngành mầm non còn phải đòi hỏi nhiều hơn thế rất nhiều, không chỉ có cho trẻ ngồi chơi mà còn phải dạy các cháu chơi như thế nào, không chỉ đút bột cho các cháu ăn là xong, đôi khi có cháu này bình thường ăn thì không sao nhưng khi cháu ốm hay mệt có thể dẫn đến việc nhổ phì cháo phì bột ra lớp hoặc vào người các cô, nếu như các cô không có kỹ năng chịu đựng không có lòng yêu nghề rất có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn mà hiện nay trên đài báo tivi phản ánh rất nhiều. Có lẽ đây là cái ngành khổ nhất trong các ngành sư phạm, chỉ cần có kẽ hở là bị lên án rồi, nhưng khi các cô làm tốt thì làm gì có báo chí nào tivi nào tuyên dương. Chính vì vậy khi các cô giáo mầm non tương lại chọn theo đuổi cái nghề này hãy nên chọn cho mình một trường đào tạo uy tín cả về chất lượng đào tạo chuyên môn lẫn về kỹ năng sư phạm, sự chịu đựng của con người. Tại Hà Nội hiện nay có rất nhiều trường đào tạo chuyên ngành giáo dục mầm non như là trường trung cấp nhà trẻ mẫu giáo, trường cao đẳng sư phạm trung ương, trường trung cấp tổng hợp, trường trung cấp cộng đồng… nhưng nổi bật hơn cả là trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
chxhcnvn
học Trung cấp mầm non tại hà nội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI THÔNG BÁO TUYỂN SINH

TRUNG CẤP MẦM NON NĂM 2016

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tiền thân là trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội tính từ thời điểm thành lập trường đến nay đã hơn 50 năm. Với bề dày lịch sử về đào tạo ngành Sư phạm nói trung và ngành Sư phạm mầm non nói riêng, đây là một trong những ngành chủ lực của nhà trường cho nên được chú trọng đào tạo rất kỹ từ đào tạo chuyên môn đến đào tạo kỹ năng chịu đựng cho các cô giáo dạy mầm non tương lại. Đối với những người yêu thích ngành mầm non chỉ cần đăng ký học hệ Trung cấp mầm non của nhà trường là đã có thể đứng lớp dạy dỗ uốn năn những mầm non tương lai của đất nước Việt Nam.
Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BGDĐT, ngày 11/08/2014 của BGD&ĐT về việc ban hành quy chế tuyển sinh TCCN;
Căn cứ Thông tư số 22/2014/TT-BGDĐT, ngày 09/07/2014 của BGD&ĐT về việc ban hành quy chế đào tạo TCCN
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội thông báo tuyển sinh:

1. Đối tượng tuyển sinh trung cấp mầm non 2016:

– Những người đã tốt nghiệp THPT hoặc Bổ túc Văn hóa (Học hệ trung cấp mầm non)
– Những người đã có văn bằng 1 khác với chuyên ngành mầm non (Học hệ Văn bằng 2 mầm non)

2. Ngành tuyển sinh:

– Trung cấp mầm non (Học 20 tháng – Có lớp trung cấp mầm non vừa học vừa làm giành cho đối tượng đang đi làm)
– Văn bằng 2 mầm non (Học 15 tháng – Học ngoài giờ hành chính vào T7 và Chủ Nhật)

3. Hồ sơ xét tuyển trung cấp mầm non:

– Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Bổ túc Văn hóa + học bạ photo (Hệ trung cấp mầm non)
– Bằng tốt nghiệp văn bằng 1 khác chuyên ngành mầm non + bảng điểm photo (Hệ văn bằng 2 mầm non)
– 4 ảnh 4×6 ghi rõ họ tên ngày tháng năm sinh
– Giấy khai sinh bản sao
– Giấy tờ ưu tiên (nếu có)

4. Lệ phí xét tuyển và học phí:

– Lệ phí xét tuyển: 30.000đ/hồ sơ
– Học phí theo quy định của nhà trường

5. Thời gian và địa điểm học:

– Hệ trung cấp mầm non đào tạo 20 tháng, học tập trung từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần (Có lớp học vào T7 và Chủ nhật)
– Hệ văn bằng 2 mầm non đào tạo 15 tháng, học liên tục vào T7 và Chủ nhật hàng tuần
– Địa điểm học tại tòa nhà B1 trong Trường CĐ Thương mại và Du lịch Hà Nội

6. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ:

P203-206 tòa nhà B1 trong Trường CĐ Thương mại và Du lịch Hà Nội – Số 1 đường Phạm Văn Đồng – Cầu giấy – Hà Nội – Đối diện ĐH Quốc gia Hà Nội
Lưu ý: Thí sinh đến nộp hồ sơ Trung cấp mầm non nên gọi điện thoại trươc để được hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, tránh tình trạng khi đến thiếu hồ sơ phải đi lại nhiều lần.



Trường mầm non trồng rau sạch - nên nhân rộng kế hoạch này hay không???

19:08 |
Đó là vườn rau sạch hiện đang rất xanh tốt và ngày càng nhân thêm nhiều loại rau ở trường Mầm Non 1 (đường Đống Đa, Thành phố Huế). Vườn rau được đánh giá cao và quan trọng nhất: đã mang lại những bữa ăn “xanh sạch”, “an toàn” cho trẻ.




Đến tham quan vườn rau xanh này qua lời giới thiệu của một cán bộ Phòng GD-ĐT Thành phố Huế ngày đầu tháng 3, chúng tôi không khỏi thích thú trước cả một thảm màu xanh ở góc phía sau trường. Nhiều loại rau khoai, rau muống, cải, mồng tơi, ngò… đang lên xanh mơn mởn. Các em học sinh cứ rảnh là chạy ra chơi với vườn rau, xem rau lớn, tưới nước cho rau. Điều này đã tạo nên một sự hòa nhập giữa các cháu với thiên nhiên vô cùng tốt.
Cô Đặng Thị Phương Tâm, Hiệu trưởng trường Mầm Non 1 tâm sự, vườn rau đã có từ lâu nhưng mấy năm gần đây được nhà trường chú trọng chăm sóc vì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang nhức nhối trong xã hội, các nguồn thực phẩm bẩn ngày càng tràn vào nhiều nơi, nếu ở trường học không kiểm soát kỹ thì sẽ có hại cho cả thế hệ học sinh.
Rau trong vườn có nhiều loại, việc bón phân cho rau được làm theo quy trình khép kín. Các thức ăn còn lại từ buổi ăn cho trẻ như vỏ tôm, xác đậu nành… được trường gửi về cho một nông dân làm thức ăn cho heo nuôi trong nhà. Phân heo trên được ủ thành mùn nhuyễn, không mùi rồi đem bón cho vườn rau. Đây là yếu tố chủ chốt giúp rau luôn sạch và phát triển mạnh.
Hiện tại vườn rau sạch có khoảng 12 luống rau, mỗi luống có diện tích khoảng 6 mét vuông. Ngò là cây cho lá nhiều nhất, tiếp đến là mồng tơi, cải, rau khoai. Riêng giàn bí mới thì đang lên lá, chuẩn bị có trái. Cô Tâm cho hay sắp tới sẽ trồng thêm giá đỗ. Tiếp đến là cà tím, cà dĩa khi cô nghiên cứu qua sách vở là 2 loại cà này có tác dụng diệt bớt sâu bọ. Để rau tốt, thì việc trồng xen canh cách loại trong cùng một luống cũng được chú ý.



Để giáo dục cho các cháu phải biết yêu quý thiên nhiên, cây xanh thì mỗi ngày đều có các nhóm học sinh thay phiên ra tưới nước, xới đất, bắt sâu cho rau. Nhằm “trợ lực” thêm cho rau, trường lắp một hệ thống tưới nước phun sương để toàn bộ vườn rau đều nhận đủ nước. Do khoảng sân phía sau có nắng ấm đầy đủ, cộng với cách chăm sóc tự nhiên, thuần khiết như trên nên rau mọc rất nhanh. Ước tính đến nay mỗi tuần, vườn rau cung ứng được rau sạch cho 1 ngày ăn cho 600 học sinh tại đây.
Em Lê Thùy An (5 tuổi, học sinh lớp lớn A3) nói: “Ngày mô em cũng thích ra đây chơi và tưới nước cho mấy cây rau lớn lên. Em thích nhất là cây cải nên tưới nước nhiều cho nó. Trong buổi ăn em rất thích món canh cải nên mỗi lần ra vườn là tưới nước cho cây cải nhiều nhất”.
“Nhà trường giáo dục cho các em ngoài việc yêu thiên nhiên, thì phải nghĩ “có làm thì mới có ăn”. Qua việc chăm rau, rau lớn sẽ có thức ăn cho các em. Đó là thành quả của các em nên thấy em nào cũng cố gắng chăm sóc vườn rau tận tình hết. Phụ huynh thì rất ủng hộ chúng tôi và cực kỳ an tâm khi con cháu được dùng rau sạch khi học trong trường” - cô Tâm chia sẻ.
Được biết, sáng kiến kinh nghiệm về tăng cường vườn rau xanh trong trường nhằm cung cấp thức ăn cho trẻ của cô Tâm đã được tặng bằng khen, giúp cô đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở cuối năm vừa qua. Nhiều lúc vườn rau có một số loại mọc tốt quá, trường dư rau, bán cho đơn vị cung ứng rau sạch giúp trường có thêm kinh phí.

Thầy Phan Nam, Trưởng Phòng GD-ĐT Thành phố Huế cho hay, vườn rau sạch của trường Mầm Non 1 là một ví dụ điển hình, đáng khen về việc trồng rau sạch phục vụ thức ăn cho học sinh. Ngoài trường này ra còn có trường mầm non Hoa Mai cũng trồng rau sạch tốt. Hy vọng qua câu chuyện về trường Mầm Non 1, các trường mầm non, cấp 1 nếu có điều kiện thì cũng nên học hỏi, và trồng rau sạch giúp buổi ăn của học sinh được tốt hơn.
Đại Dương (Dân trí)


Bí kíp cầm tay cho "chứng nhớ nhớ quên quên" của sĩ tử trong kỳ thi quan trọng

20:21 |

Chỉ còn ít ngày nữa, học sinh cả nước sẽ bước vào hai trong số những kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời học sinh, đó là kỳ thi tuyển sinh vào Phổ thông Trung học (lớp 10) và thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (đây cũng được coi là kỳ thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng…). Nhưng làm những gì để các em có thể làm bài một cách hiệu quả nhất. Đó là câu hỏi lớn cho các bậc phụ huynh !!!


Đến thời điểm này, có thể nói các kiến thức hầu hết đã được lưu giữ trong “kho trí não” để chờ ngày đem ra thi thố, việc “nhồi nhét” không còn mang lại nhiều kết quả. Vấn đề là làm thế nào để có một trí tuệ minh mẫn, trí óc không rơi vào tình trạng “lú lẫn”, nhớ nhớ, quên quên để khi vào phòng thi, các em triển khai tốt nhất kho kiến thức đã được trang bị?
Dưới đây là 5 bí quyết được tổng hợp, tham khảo qua các nhà chuyên môn, nhà tâm lý và đặc biết là các sĩ tử từng “dày dạn” trên các “chiến trường thi cử”.
Bí quyết thứ nhất: Tạo dựng hình ảnh trong trí não.
Các nhà chuyên môn về tâm lý chỉ ra rằng, cách dễ nhớ và duy trì trí nhớ tốt nhất là hình ảnh hóa các thông tin được học và xâu chuỗi thành các câu chuyện trong trí tưởng tượng bằng hai cách: Tạo dựng hình ảnh và sáng tạo hình ảnh.
Về tư duy tạo dựng, hình ảnh được lưu lại bởi người diễn giải biết kích thích, gợi mở tư duy.
Về sáng tạo hình ảnh, đây là quá trình tư duy độc lập, một cách thể hiện sự thấu đạt của tư duy về một sự kiện nào đó nhằm nắm bắt và và khái quát nhất, sâu sắc nhất vấn đề mà tư duy đã thấu đạt.
Khi làm bài thi, các hình ảnh đó như những cuộn phim “tua” lại các kiến thức đã được học.
Bí quyết thứ hai: Bò nhai lại!
Có một câu chuyện vui nói đại để các loại dạ dày như ở người thì gọi là bao tử, ở gà vịt ngan ngỗng thì gọi là mề, ở ếch nhái thì gọi là tù và… Riêng ở bò thì gọi là… dạ sách.
Không biết có “chữ nghĩa” trong cái… “dạ sách” đó không nhưng qua đúc kết của các sĩ tử, có một cách học mang tên “bò nhai lại”. Đó là phương pháo tự ôn luyên thông qua trí nhớ với hai, ba hoặc nhiều lần hơn thế. Cách “nhai lại” này khiến kiến thức hằn sâu trong các nếp nhăn của não bộ nên sẽ lưu lại rất lâu.
Bí quyết thứ ba: Luôn nói về nó.
Hãy luôn nói, nhắc về nó dưới nhiều hình thức, đặc biệt là phương pháp tranh luận đối thoại.
Đây thực chất là phương pháp học nhóm nhằm trao đổi, tranh luận trên cơ sở phối hợp thống nhất, chặt chẽ với nhau để cùng nhận dạng, phân tích và luận giải các vấn đề học tập đặt ra. Từ đó lĩnh hội, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi cử nhằm đạt kết quả cao nhất.
Phương pháp thứ tư: Khoan sức… dân!
Phương pháp này được gợi ý từ câu của Đức vua Trần Anh Tông nói về kế giữ nước: “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc”.
Các nhà khoa học và tâm lý học chỉ ra rằng, để não bộ khỏe mạnh, học và thi đạt kết quả tốt, cần có tâm lý, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
Về tâm lý, cần tạo lập ra một tâm lý thỏai mái nhất, tránh những áp lực kiểu “một mất, một còn”, đặc biệt là cần tạo ra niềm hứng khởi, sự hưng phấn cao độ khi làm bài thi
Về chế độ sinh hoạt, nên bố trí một cách hợp lý, tránh thức đêm quá nhiều, cần vận động hoặc nghe nhạc. Tránh để điện thoại trong phòng ngủ hay lạm dụng các chất kích thích như cà phê, chè đặc... Cần tập thể dục, thể thao hoặc các vận động nhẹ nhàng khác.
Tóm lại, cơ thể cần được nghỉ ngơi một cách thích hợp nhất để đến khi “xung trận”, cho kết quả cao nhất.
Bí quyết thứ 5: Ứng dụng tiến bộ của Y học
Ngày nay, bằng sự tiến bộ của khoa học mà cụ thể ở đây là lĩnh vực Y Dược học, các nhà y khoa đã nghiên cứu ra nhiều loại dược phẩm có tác dụng giúp não bộ minh mẫn và tăng cường trí nhớ mà thuốc bổ não là một trong số đó.
Hi vọng rằng bằng sự say mê, sáng tạo, kinh nghiệm cùng với những ứng dụng của Y Dược học, các em sẽ có một kỳ thi tốt nhất.
Nguyễn Hoàng


Được tạo bởi Blogger.

Đại học thủ đô hà nội xét tuyển văn bằng 2 mầm non, văn bằng 2 tiểu học, trung cấp mầm non, trung cấp tiểu học

Contributors