Một vài gợi ý ghi học bạ tiểu học theo thông tư 30

19:37 |
Cùng với các loại sổ khác, học bạ năm nay đã làm cho thầy cô đau đầu với nó. Để phần nào giúp thầy cô có định hướng ghi nhận xét các môn học trong học bạ. Hôm nay daihocthudohanoi.blogspot.com xin sưu tầm và chia sẻ cùng quý thầy cô cách ghi học bạ tiểu học theo thông tư 30. 

Trang bìa, trang 1
Các thông tin ghi theo giấy khai sinh của học sinh.
Trang tổng hợp đánh giá cuối học kì I 
Thầy cô điền các số liệu về Chiều cao, Cân nặng , Sức khoẻ , Số ngày nghỉ, Có phép, Không phép ở học kì 


I. Các môn học và hoạt động giáo dục:

Cột nhận xét: 

1) Đối với học sinh nổi bật, có tiến bộ:
* Ghi điểm nổi bật về sự tiến bộ hoặc năng khiếu của học sinh trong học kì I ứng với môn học. Ví dụ:

+ Môn Tiếng Việt:

- Đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm, chữ viết đẹp, đều nét.
- Học có tiến bộ, đã khắc phục được lỗi phát âm r/d….
- Viết được câu có đủ thành phần, diễn đạt được ý của mình.
- Chữ viết có tiến bộ hơn so với đầu năm học. Đọc lưu loát, diễn cảm ( đối với lớp 4,5 )
- Viết có tiến bộ nhiều, nhất là đã viết đúng độ cao con chữ.
- Đọc bài lưu loát, diễn cảm. Có năng khiếu làm văn.
- Vốn từ phong phú, viết câu có đủ thành phần.
- Kể chuyện tự nhiên, có tiến bộ nhiều trong viết chính tả.

+ Môn toán:

- Có sáng tạo trong giải toán có lời văn và tính nhanh.
- Thực hiện thành thạo các phép tính, có năng khiếu về tính nhanh.
- Có năng khiếu về giải toán có yếu tố hình học.
- Có tiến bộ hơn trong thực hiện phép tính chia.
- Có tiến bộ hơn về đọc và viết số ( lớp 1 )
- Có tiến bộ nhiều trong thực hiện phép tính cộng, trừ. ( lớp 1,2 )

+ Môn khoa học, Lịch sử và Địa lí:

Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng cùng với bài kiểm tra để nhận xét. Ví dụ:
- Có tiến bộ trong trả lời câu hỏi.
- Học có tiến bộ, có chú ý nghe giảng hơn so với đầu năm.
- Tích cực, chủ động tiếp thu bài học.
- Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học.

+ Môn Đạo đức:

Dựa vào mục tiểu chuẩn KTKN từng khối lớp mà thầy cô ghi cho phù hợp.
- Biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Ngoan ngoãn, yêu thương, chăm sóc ông bà. 
- Thực hiện tốt những hành vi đạo đức đã học.
- Biết áp dụng các nội dung bài học vào thực tiễn.
- Thực hiện tốt những hành vi đạo đức đã học.
- Biết áp dụng các hành vi đạo đức vào thực tiễn. 

+ Môn TNXH:

Dựa vào mục tiểu chuẩn KTKN từng khối lớp mà thầy cô ghi cho phù hợp.
- Hoàn thành nội dung các bài học ở HKI.
- Biết giữ vệ sinh và phòng bệnh cho mình và người khác.

+ Môn Thủ công:

- Biết gấp được các đồ vật, con vật theo mẫu.
- Có năng khiếu về gấp giấy.
- Rất khéo tay trong gấp giấy.

+ Môn Kĩ thuật:

- Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học.
- Vận dụng tốt các mũi thêu vào trong thực hành.
- Biết vận dụng các mũi thêu làm được sản phẩm yêu thích.

2) Đối với học sinh còn hạn chế của môn học:

* Giáo viên ghi những nội dung chưa hoàn thành của môn học cần được khắc phục.
Cột điểm KTĐK:
- Ghi điểm KTĐK cuối HKI đối với những môn học đánh giá bằng điểm số.

II. Các năng lực: 

Đánh dấu x vào ô Đạt hoặc Chưa đạt. Nếu đánh dấu x vào ô Đạt thì các năng lực Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề không có hạn chế. 

* Tự phục vụ, tự quản: Gợi ý 

- Chấp hành nội qui lớp học, tự hoàn thành công việc được giao.
- Quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng sạch sẽ.
- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn, mặc hợp vệ sinh.
- Bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà phù hợp.
- Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập khi đến lớp.

* Giao tiếp, hợp tác: Gợi ý 

- Mạnh dạn trong giao tiếp, biết trình bày ý kiến của mình trước đám đông.
- Biết lắng nghe người khác, biết chia sẻ giúp đỡ với bạn bè.
- Biết chia sẻ với mọi người, ứng xử thân thiện.
- Trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi.

* Tự học và giải quyết vấn đề: 

- Có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp.
- Biết phối hợp với bạn khi làm việc trong nhóm, lớp.
- Biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.
- Biết tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn bè, thầy cô hoặc người khác.
- Biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống.
- Biết tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên.

III. Các phẩm chất:

* Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục:

- Đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn.
- Chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; 
- Tích cực tham gia các hoạt động ở trường và ở địa phương.
- Tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng; 

* Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm:

- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân. 
- Nhận làm việc vừa sức mình.
- Tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác.
- Sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai. 

* Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc:

- Không nói dối, không nói sai về người khác. 
- Tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa,nhường nhịn bạn.
- Thực hiện nghiêm túc quy định về học tập.
- Không lấy những gì không phải của mình;biết bảo vệ của công. 
- Biết giúp đỡ, tôn trọng mọi người,quý trọng người lao động; 

* Yêu gia đình, bạn và những người khác:

- Yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.
- Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em.
- Kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn.
- Tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp.
- Bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường.
- Thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.

Thành tích nổi bật/Những điều cần khắc phục, giúp đỡ:
Ghi lại các thành tích nổi bật hoặc những điều lưu ý HS cần phải khắc phục về các mặt hoạt động giáo dục ở HKI. Đồng thời ghi rõ nhiệm vụ giáo dục của HS ở HKII.
 Ví dụ:
- Có tiến bộ nhiều về kỹ năng đọc. Cần phát huy ở học kì II.
- Cần phát âm và viết đúng chính tả những chữ có phụ âm r/d ở HK II.

Khen thưởng: Ghi lại những thành tích mà học sinh đạt được ở HKI

- Khen thưởng phong trào ghi: Đạt giải ....; phong trào gì .......; cấp .....;
+ Khen thưởng về các môn học: 
- Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Khoa học và môn Âm nhạc; Có tiến bộ vượt bậc trong học tập môn Tiếng Việt; Có sáng tạo, say mê học tập môn Mỹ thuật;…; 
+ Khen thưởng về năng lực, phẩm chất : 
- Có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp; Có thành tích nổi bật khi tham gia các hoạt động của lớp, trường; Có ý thức và trách nhiệm cao về tự phục vụ và tự quản; Luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập
Nguồn : Bụi phấn

Bài thi thử đánh giá năng lực của thi sinh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016

18:56 |

Dân trí Bài thi Đánh giá năng lực được chia thành các phần bắt buộc và tự chọn, 140 câu hỏi tương ứng với 140 điểm và chưa tính hệ số, tỷ lệ điểm giữa các câu. Thời gian làm bài thi ĐGNL là 195 phút. Mời thí sinh thử sức với bài thi thử Đánh giá năng lực 2016 của ĐH Quốc gia Hà Nội.


>>>>>>BÀI THI THỬ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THÍ SINH THI TẠI ĐÂY
>>>>>> Xét học bạ THPT học trung cấp mầm non năm 2016

Trước khi làm bài thi, thí sinh phải nhập đầy đủ thông tin, bao gồm họ và tên; ngày tháng năm sinh; tỉnh/thành phố; nhập mã bảo mật. Sau khi thí sinh hoàn tất bước nhập thông tin, hiển thị giao diện tên bài thi, tên thí sinh và số báo danh, thí sinh bắt đầu làm bài.
Bài thi gồm 3 phần với 2 phần thi bắt buộc và một phần thi tự chọn. Thời gian đếm ngược được tính riêng với mỗi phần thi. Thí sinh hoàn thành sớm thì thời gian còn lại của phần thi trước không được cộng dồn sang các phần thi tiếp theo. Các em có thể nộp bài trước khi kết thúc thời gian quy định, nhưng khi thí sinh ấn nút hoàn thành thì sẽ không được làm lại phần thi đó.
Theo cấu trúc đề thi đánh giá năng lực, phần tư duy định lượng có 50 câu hỏi, làm bài trong 80 phút. Đề thi có dạng trắc nghiệm hoặc dạng trả lời ngắn (điền đáp án vào ô trống). Phía bên phải màn hình sẽ có cột đồng hồ đếm ngược thời gian làm bài còn lại của thí sinh. Khi hết thời gian làm bài hệ thống sẽ tự động chuyển sang phần thi tiếp theo.
Ngoài ra, phía bên trái có cột hiển thị số lượng câu hỏi, với những câu hỏi thí sinh đã trả lời sẽ chuyển sang màu xanh để phân biệt với những câu hỏi chưa làm tới. Để làm một câu không theo trình tự, thí sinh có thể click vào câu hỏi đó.
Phần thứ 2 là tư duy định tính gồm 50 câu làm bài trong 60 phút. Đề thi phần này có dạng trắc nghiệm. Còn phần 3 là phần tự chọn, gồm 40 câu làm bài trong 55 phút. Phần này thí sinh sẽ được lựa chọn một trong hai phần: Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Sau khi hoàn thành cả 3 phần thi, thí sinh ấn vào nút “Hoàn thành”.
Một điều đặc biệt của bài thi đánh giá năng lực ở Đại học Quốc gia Hà Nội là khi thí sinh kết thúc quá trình làm bài, trang kết quả bài thi sẽ hiện ra. Trang kết quả bao gồm tổng điểm, tổng số câu hỏi làm đúng, tổng thời gian làm bài, số câu hỏi làm đúng từng phần, chi tiết điểm từng phần, thời gian làm bài mỗi phần và phần xem chi tiết từng phần thi mà thí sinh đã làm.
Khi click nút “Xem chi tiết” sẽ hiển thị các câu thí sinh đã trả lời, và đáp án đúng của câu hỏi được hiển thị màu khác đối với dạng trắc nghiệm. Còn những câu hỏi thuộc dạng trả lời ngắn, đáp án đúng sẽ được hiển thị cạnh câu trả lời của thí sinh.

Kiến thức bài thi đánh giá năng lực bao gồm cả lớp 10, 11 và 12, trong đó chủ yếu là lớp 12.

Một điểm mới trong tuyển sinh 2016 của ĐHQGHN sẽ tổ chức làm bài thi ĐGNL Ngoại ngữ trên máy tính cho cả 5 thứ tiếng. Đề gồm 80 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 90 phút. Kết quả bài thi ngoại ngữ chỉ có giá trị ngay trong năm dự thi để xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐHQGHN và vào các trường đại học, cao đẳng không thuộc ĐHQGHN có công bố sử dụng kết quả bài thi ngoại ngữ để xét tuyển.
Năm nay, ĐHQGHN tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật cân bằng độ khó của bộ đề thi. Hàng năm, ĐHQGHN đều có những bước sàng lọc bộ đề với tỷ lệ đảm bảo cân bằng độ khó giữa các kỳ thi trước và sau, theo các năm, đồng thời cũng bổ sung, mở rộng những câu hỏi mới với tỷ lệ hợp lý.
Ngoài ra, đề thi năm nay cũng sẽ tăng cường những câu hỏi theo hướng mở, gắn với kiến thức thực tế. Tỷ lệ câu hỏi này sẽ được gia tăng dần qua mỗi năm để thí sinh có thể thích ứng.
Bài thi đánh giá năng lực đòi hỏi kiến thức rộng, bao gồm cả lớp 10, 11 và 12, trong đó chủ yếu là lớp 12. ĐHQGHN muốn đánh giá năng lực người học một cách toàn diện, dựa trên nền tảng kiến thức Trung học phổ thông kết hợp với vốn kiến thức tích lũy từ cuộc sống.
Phó Giám đốc ĐH QGHN Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: “Thí sinh không nên quá lo lắng vì thực tế từ kỳ thi năm 2015, các thí sinh ở thành phố hay nông thôn, vùng sâu, vùng xa đều thích ứng với điều kiện thi trên máy tính cũng như cách thức ra đề thi này. Kết quả của kỳ thi ĐGNL năm trước cũng cho thấy, những học sinh có học lực khá, giỏi đều đạt kết quả khá tốt trong bài thi ĐGNL. Những thí sinh có điểm cao nhất trong kỳ thi ĐGNL cũng đồng thời có điểm rất cao trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia”.

Hôm nay, ngày 02/03/2016, ĐH QGHN chính thức mở cổng đăng ký trực tuyến dự thi đánh giá năng lực để lấy kết quả xét tuyển đại học chính quy vào ĐHQGHN đợt 1 năm 2016 cho các thí sinh. Thí sinh có thể đăng ký trực tuyến tại địa chỉ: http://www.cet.vnu.edu.vn, mục “Đăng ký dự thi Đánh giá năng lực 2016”. Thời gian đăng ký dự thi chia thành 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 02/03 - 22/03/2016; Đợt 2 từ ngày 05/8 - 15/8/2016.
ĐHQGHN tổ chức kỳ thi ĐGNL năm 2016 tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An và Đà Nẵng.
Hồng Hạnh



Điều chỉnh tăng mức lương cơ sở bắt đầu từ ngày 01/05/2016

20:52 |

Đây là một trong những nội dung được quy định trong Nghị quyết số 99/2015/QH13 của Quốc hội ban hàng ngày 11/11/2015. Đối tượng được thụ hưởng là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Theo Nghị Quyết 99/2015/QH13, từ ngày 1/5/2016, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng (tăng khoảng 5%) đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bảo đảm thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống không giảm so với mức đang hưởng.
Với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, Nghị Quyết 99/2015/QH 13 tiếp tục giữ mức đã tăng 8% như đã thực hiện năm 2015.
Để triển khai cụ thể, Quốc hội đã giao các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao tự cân đối để bố trí nguồn tăng lương. Ngân sách trung ương hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho một số địa phương nghèo, ngân sách khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Được biết, vấn đề tăng lương công chức, viên chức đang khá nóng bởi gần 3 năm nay, gần 3 triệu công chức, viên chức vẫn hưởng lương cơ sở “giậm chân” ở mức 1.150.000 đồng. Trong khi đó, từ năm 2013 tới nay, mức lương tối thiểu vùng (dành cho người lao động trong các khu vực doanh nghiệp...) tăng đều đặn tăng trên 10 % mỗi năm. Thậm chí, mức lương tối thiểu vùng 4 (vùng thấp nhất trong 4 vùng lương) cũng đã cao hơn gấp 2 lần so với lương cơ sở. Tăng lương cơ sở giúp cán bộ công nhân viên chức yên tâm góp phần dựng xây đất nước.
Hoàng Mạnh (Dân trí)


Kỹ năng giảng dạy của cô giáo mầm non có quyết định kiến thức của trẻ không??

18:58 |


Chất lượng giáo viên có quyết định nên kiến thức cho học sinh không ??

Các bậc phụ huynh ngày nay đặt rất nhiều kỳ vọng vào chất lượng, môi trường giáo dục chuyên nghiệp để gửi gắm con em nhà mình học tập. Ngay từ bậc học sư phạm mầm non đã cần đặt nền móng vững chắc để cho bé có sự tư duy phát triển toàn diện trong học tập cũng như vui chơi. Theo phân tích của nhiều nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục thì cơ sở vật chất hay môi trường học tập chưa hẳn giúp các em có được kiến thức tốt, mà ở đây phương pháp dạy luôn đặt lên hàng đầu. Cái tâm huyết với ngành nghề mình đã chọn, tình yêu thương con trẻ, kỹ năng kiến thức đươc học trên ghế nhà trường đã giúp các cô giáo mầm non hoàn thành sức mệnh vun đắp nuôi dưỡng tư duy của trẻ


Môi trường thân thiện – học sinh năng động

Môi trường học tập cũng rất quan trọng trong việc học tập của các em.
Trong giáo dục trẻ, chúng ta vẫn thường nhắc đến những phương châm như: “lấy học sinh làm trung tâm”, “tất cả vì học sinh thân yêu”, “hãy dành tất cả những gì tốt nhất cho trẻ”. Vì vậy, chúng ta dành cho trẻ rất nhiều thứ như đồ chơi, sách vở, máy vi tính,…Chúng ta cũng đòi hỏi trẻ phải học thật nhiều. Thậm chí có nhiều bà mẹ còn tìm kiếm những loại thuốc bổ, món ăn giàu chất dinh dưỡng để giúp trẻ thông minh, học giỏi. Liệu rằng, sự quan tâm như vậy có giúp trẻ mau chóng chiếm lĩnh được đỉnh cao tri thức của nhân loại không? Câu trả lời rằng: trong tất cả sự quan tâm chúng ta dành cho trẻ, họ cần nhất đó là môi trường sống và học tập an toàn, tự do và giàu tình thương để họ có thể phát huy được tối đa những năng lực và sở trường của mình.

Khu vực học tập phải thoải mái

Hãy sắp xếp một góc học tập thật “ấn tượng” để bạn có thể dễ dàng tìm kiếm công cụ học tập cho mình. Khu cửa sổ luôn được chọn là mảnh đất tốt cho chiếc bàn học. Ở đây có đầy đủ ánh sáng, khí trời – tự nhiên hơn hẳn thứ ánh sáng của chiếc đèn bàn cùng những luồng gió phát ra từ chiếc quạt điện. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi thì có thể thơ thẩn qua ô cửa sổ, điều đó cũng sẽ giúp bạn thư giãn, xả hơi nhanh và hiệu quả lắm đó.
Không cần quá gọn gàng nhưng cũng không quá bừa bộn với “địa hạt” của mình. Điều này tuỳ thuộc vào thói quen của mỗi người. Các bạn cứ làm thế nào cho thoải mái, tiện lợi với mình nhất là được.
Bạn cũng đừng quên sắm cho mình một chiếc đèn bàn nhé. Ánh sáng của chiếc đèn sẽ giúp bạn tập trung nhiều lắm đấy. Những đồ vật dễ thương với màu sắc bạn ưa thích cũng làm cho không gian thêm sinh động hơn, cuốn hút bạn hơn và giúp bạn có sáng tạo, tưởng tưởng tốt hơn. Còn chờ gì mà không làm ngay?

10 thực phẩm “nên ăn” nhất cho sĩ tử vào mùa thi năm 2016

20:48 |
Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) mới đây đã đưa ra 10 loại thực phẩm mà các bậc phụ huynh nên ưu tiên để các sĩ tử có một sức khỏe tốt nhất trước khi bước vào kỳ thi. Đây là những thực phẩm đơn giản, dễ mua, dễ chế biến, không đắt tiền mà giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trí não.
1. Trứng
Quan niệm kiêng trứng vì sợ điểm thi giống quả trứng đã khiến sĩ tử có thể thiếu nhiều chất dinh dưỡng, vì trứng c trứng vịt lộn là món ăn rất giàu protein. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày nên ăn một quả vào buổi sáng hoặc bữa phụ buổi chiều, không nên ăn vào buổi tối.
2. Nấm
Đây là một loại thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp các chất đạm, chất béo, carbohydrat và vitamin…

3. Đậu phụ

Cung cấp đạm thực vật dễ tiêu, có thể mua và chế biến rất đơn giản.

4. Các loại hạt

Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, hạt sen… Đây là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng và đạm thực vật rất tốt cho các sĩ tử đồng thời cũng là món ăn để các bạn bồi dưỡng thêm vào bữa ăn phụ.

5. Cá

Cá nói riêng và hải sản nói chung không những là nguồn cung cấp đạm mà còn cung cấp các axit béo (hay còn gọi là omega) có lợi cho hệ tim mạch, thần kinh. Một tuần nên ăn ba bữa cá, ưu tiên các loại cá thu, cá basa, cá trích… Ngoài ra, mùa hè có thể ăn thêm canh cua, ngao, hoặc hến là nguồn cung cấp đạm và chất khoáng rất dồi dào.

6. Các loại rau

có màu xanh đậm có nhiều sắt và vitamin nhóm B rất tốt cho các sĩ tử như rau ngót, rau dền, rau bó xôi.

7. Các loại hoa quả

Nên ưu tiên các loại quả có màu vàng, đỏ để cung cấp nhiều vitamin A cho mắt. Ít nhất cũng ăn một quả chuối và một quả táo hoặc một cốc nước cam, quýt mỗi ngày để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

8. Sữa chua

Ăn 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày để cung cấp thêm lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, và bảo vệ đường ruột, hệ miễn dịch.

9. Sữa và nước

Sữa cung cấp nhiều năng lượng, có thể uống một ly sữa cho bữa đêm hoặc các bữa ăn phụ giúp tăng cường năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nước rất tốt cho bộ não bởi 80% bộ não là nước, vì vậy, mỗi ngày cần uống 2 lít nước, không để đến khi khát mới uống. Ngoài ra, thêm những loại rau củ, hoa quả nhiều nước như dưa chuột, dưa hấu cũng sẽ cung cấp cho bạn một lượng nước nhất định.

10. Dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên

Đặc trưng là sâm, yến và các loại tảo biển…
Bên cạnh đó, các sĩ tử cũng nên tránh một số các loại thực phẩm có hại cho cơ thể, cho bộ não như: nước ngọt, bánh kẹo, hoặc các loại bánh tiêu, quẩy, nem chua rán, bánh khoai, bánh chuối, bánh ngô, phomai que, bim bim…
Xin chúc các sĩ tử thi tốt và gặp nhiều may mắn trong kỳ thi đại học, cao đẳng 2016. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp các bạn cải thiện sức khỏe và cả tinh thần trong không khí căng thẳng của đợt thi quan trọng này!
 Nguồn sưu tầm.

Hãy làm bạn với con - Hãy lắng nghe con nói nhiều hơn

19:19 |

Nhiều bố mẹ còn buông xuôi, đẩy trách nhiệm giáo dục sang cho nhà trường hoặc các trung tâm tư vấn tâm lí, các lớp học kĩ năng sống mà quên mất rằng cha mẹ gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Vì sao con trở nên thay đổi như vậy??? Cha mẹ không quan tâm tới con hay vì những đòn roi vô lý và tính gia trưởng ăn mòn theo suy nghĩ người lớn nói luôn luôn là đúng



Nền tảng giáo dục một con người phải bắt nguồn từ cái nôi là gia đình. Khi bố mẹ buông tay giáo dục con, chẳng khác gì bố mẹ đã đẩy con trẻ vào hố sâu của những sai lầm nối tiếp sai lầm. Không có một đứa trẻ nào hoàn toàn xấu xa, hoàn toàn cá biệt và không thể dạy được. Có chăng mỗi người bố người mẹ cần nhìn nhận lại cách giáo dục con cái lâu nay của mình.
Một quan niệm vẫn luôn ăn sâu trong tư tưởng của người Việt là “Cá không ăn muối cá ươn…” hay “Áo mặc không qua khỏi đầu” nên không ít bố mẹ vẫn dạy con theo hướng áp đặt, gia trưởng. Luôn luôn cho mình là đúng, lời nói của mình là mệnh lệnh và mọi khuôn khổ, nề nếp trong gia đình đều phải tuân theo. Sự nghiêm khắc trong cách dạy con là điều cần thiết nhưng không có nghĩa là loại trừ hoàn toàn quyền được nói của con cái.
Thực tế là chúng ta vẫn bắt gặp những đứa trẻ thật sự sợ bố mẹ, nhất nhất nghe lời bố mẹ. Nhưng giữa bố mẹ và con vẫn luôn tồn tại một khoảng cách vô hình khó lấp đầy của sự gần gũi, yêu thương. Rồi có cả những đứa trẻ bỗng “nổi loạn” vượt ra khỏi vòng đè nén, kìm kẹp một cách công khai hoặc ngấm ngầm. Lúc đó bố mẹ bỗng giật mình, sững sờ thốt lên: “Tôi mất con thật rồi!” bởi tiếng nói đồng cảm, sẻ chia giữa hai thế hệ đã tắt từ lâu, chẳng thể khơi mào.
Bên cạnh đó là sự nuông chiều thái quá của bố mẹ dành cho con trẻ cũng nhen nhóm lên thái độ sống có phần ích kỉ, vô tâm của con. Yêu thương con, lo cho con một cuộc sống đủ đầy là tâm nguyện đáng quí của bậc sinh thành. Nhưng không phải là cho con một cuộc sống vật chất dư thừa, trải “thảm hoa” cho từng bước chân con mà quên mất cần phải giáo dục con biết giá trị của lao động, biết quan tâm, sẻ chia với mọi người xung quanh.
Nếu quen được nuông chiều và luôn xem mình là nhất, con trẻ rất dễ rơi vào căn bệnh tự mãn, kiêu ngạo và càng lớn thì cái tôi của con lớn dần. Mọi lời nói uốn nắn của bố mẹ chỉ như “nước đổ lá khoai”. Đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên với những biến động tâm sinh lí phức tạp. Các con luôn muốn thể hiện mình, muốn khẳng định bản thân nên nhiều bố mẹ thấy vậy cứ qui vào tội: ngang bướng, khó bảo, mất dạy.
Một phương pháp giáo dục con hoàn toàn sai lầm chính là dùng đòn roi để uốn nắn con nên người. Chúng ta dễ dàng bắt gặp xung quanh mình hình ảnh những đứa trẻ bị bố mẹ đánh, mắng đến mức lì đòn, trơ lì cảm xúc. Lúc đó, mọi lời la mắng, đánh đập của bố mẹ đều vô tác dụng và việc giáo dục được “giao khoán” hoàn toàn cho nhà trường, cho thầy cô. Nhưng thầy cô làm thế nào có thể dạy được những đứa trẻ ngỗ nghịch mà chính phụ huynh đã khẳng định: “Tôi bất lực với nó rồi!”?
Khi thừa nhận mình bất lực trước con, buông xuôi hoàn toàn trong cách dạy con, bố mẹ đã vô tình đẩy con cái xa dần vòng tay của mình hơn. Mất điểm tựa, thiếu định hướng, các con càng dễ dàng sa ngã hơn. Nên chẳng mỗi phụ huynh hãy thử thay đổi chính mình, thay đổi phương pháp dạy con lâu nay?
Hãy lắng nghe con nói nhiều hơn! Thực tế đã chứng minh rằng những đứa trẻ thành công là những đứa con được quyền nói trước bố mẹ và được bố mẹ tôn trọng ý kiến cá nhân của mình. Thay vì đánh mắng con khi con không nghe lời, hãy kìm nén cơn giận để bình tĩnh nghe trẻ nói lí do vì sao không thích làm điều ấy. Thay vì lao vào làm việc để chu cấp cho trẻ đủ đầy, hãy dành thời gian lắng nghe con kể chuyện trường lớp, bạn bè, đón đầu những nguy cơ tiềm ẩn và định hướng những cách ứng xử phù hợp. Thay vì lôi con ra đánh đập, mắng chửi vì con đánh bạn, hãy nghe trẻ giãi bày mọi nguyên nhân, phân tích đúng sai và cùng tìm kiếm giải pháp phù hợp nhất…
Hãy làm bạn với con! Nghe thì có vẻ khó nhưng thật sự cần thiết trong cuộc sống hiện đại này, khi mà trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với cuộc sống muôn màu bên ngoài thì càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đánh mất bản thân, lệch lạc về giá trị sống. Cùng con trò chuyện cởi mở về các vấn đề giới tính, cùng con bàn luận sôi nổi về một bộ phim đang “hot” hay một trào lưu mới của giới trẻ, cùng con xem các clip bạo lực học đường và khéo léo gợi mở suy nghĩ của con về tác hại không lường của bạo lực… Trong các cuộc chuyện trò ấy, hãy phân tích thấu đáo mọi vấn đề, trẻ sẽ xác định được điều gì là tốt cho bản thân và có các kĩ năng cần thiết để tránh xa cái xấu.
Dạy con là cả một quá trình dài, cần lắm tính kiên trì, bền bỉ và sự khéo léo, tinh tế của bố mẹ. Hạnh phúc thật tròn đầy khi ta có một đứa con ngoan. Nhưng nếu có một đứa con chưa ngoan, ta buộc phải kiên trì và khéo léo gấp đôi. Dù thế nào cũng xin đừng buông tay con trẻ!
Thùy Mai (Dân trí)

Tiến sĩ " dởm" làm lãnh đạo thì người dân sẽ ra sao???

20:54 |

PGS.TS Lê Hữu Lập: “Nếu đúng là tiến sĩ chất lượng thì làm việc gì cũng tốt kể cả làm quản lý, lãnh đạo, hay làm khoa học và đi dạy. Còn tiến sĩ “dởm” càng làm lãnh đạo càng chết vì đưa ra quyết định sai ảnh hưởng rất lớn đến mọi người đến xã hội...”.


Về tình trạng “lạm phát” đào tạo tiến sĩ ở nước ta hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng có nguyên nhân từ cơ sở đào tạo “tham” đào tạo và từ việc lựa chọn bổ nhiệm chức vụ với người có bằng cấp. HIện tại ở VIệt Nam có rất nhiều tiến sĩ nhưng tỷ lệ tiến sĩ thực chiếm bao nhiêu phần trăm????
PGS.TS Lê Hữu Lập: Chất lượng tiến sĩ vẫn phụ thuộc vào nhà trường, phụ thuộc vào người thầy!

Chia sẻ với PV Dân trí, PGS.TS Lê Hữu Lập, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết, 20 năm qua, Học viện chỉ có khoảng 70 tiến sĩ ra đời. Mỗi năm chỉ có khoảng 50% học viên (khoảng 4 – 5 người) bảo vệ thành công luận án của mình. Bên cạnh đó, mỗi người phải có 5 – 7 bài báo phản biện thì mới đạt yêu cầu trong khi đó quy định của Bộ GD&ĐT chỉ có 2 bài báo phản biện vì ngành kỹ thuật và công nghệ rất khó. Ngoài ra, số người bảo vệ đúng thời hạn 4 năm chỉ vài người còn đa số kéo dài tới 6 năm.
Với tiến sĩ ngành khoa học kỹ thuật, nhà trường phải gửi đi nước ngoài thực tập ít nhất 6 tháng thì mới ra được bài báo quốc tế. Do đó, về yêu cầu ngoại ngữ đối với ngành kỹ thuật không quan trọng lắm bởi học viên phải có ngoại ngữ mới đọc được tài liệu bằng tiếng Anh và viết bài báo tiếng Anh đăng trên báo quốc tế.
Tôi đi dự nhiều Hội đồng bảo vệ luận án nên khi nhìn vào nhìn vào luận án là biết ngay luận án đó có tính chất quốc tế. Vậy nên, học viên phải có bài báo thì hội đồng bảo vệ tiến sĩ mới tin tưởng. Bởi, bài báo là kết quả của công trình nghiên cứu cụ thể. Cho nên, tôi thường xuyên khuyên các nghiên cứu sinh là đừng lao vào làm ngay tiến sĩ mà phải có thời gian nghiên cứu khoảng 1 năm về đề tài đó
Đối với nhiều dễ dãi, bất cập trong đào tạo tiến sĩ hiện nay mà nhiều ý kiến phản ánh, tôi cho rằng rất đúng. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này là do từng trường quan tâm vì quy định của Bộ về đào tạo tiến sĩ cũng đã khá chặt chẽ. Quan trọng là cách các trường thực hiện như thế nào? Quan tâm tới chất lượng ra sao? Từng trường phải giữ uy tín, thương hiệu tiến sĩ của mình.
Bởi, nếu đúng là tiến sĩ chất lượng thì làm việc gì cũng tốt kể cả làm quản lý, lãnh đạo, hay làm khoa học và đi dạy. Còn tiến sĩ dởm càng làm lãnh đạo càng chết vì đưa ra quyết định sai ảnh hưởng rất lớn đến mọi người đến xã hội. Nếu càng đi dạy học càng truyền dốt sang sinh viên càng chết và hậu quả vô cùng lớn.
Theo PGS.TS Lê Hữu Lập, đào tạo tiến sĩ là đào tạo tư duy, phương pháp luận. Tri thức ở đó nhiều hay không còn phụ thuộc vào đề tài thì mới đạt kết quả tốt. Mặc dù đề tài rất hẹp nhưng tạo cho người làm cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề một cách khoa học và thông tin có gì mới.
Suy cho cùng chất lượng tiến sĩ vẫn phụ thuộc vào nhà trường, phụ thuộc vào người thầy và Hội đồng bảo vệ như thế nào.
PGS.TS Lê Trọng Thắng – trường ĐH Mỏ Địa chất: Tiến sĩ nhiều khi chỉ là cái mác tô vẽ thêm để thăng tiến.
PGS.TS Lê Trọng Thắng khẳng định: “Đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam hiện nay đang có nhiều bất cập, có vấn đề”.
Theo ông Thắng, có nhiều đơn vị dễ dãi trong đào tạo tiến sĩ để thu hút người đến bảo vệ. Ví dụ, ngành Địa chất công trình, ngành truyền thống của trường ĐH Mỏ Địa chất, hơn 30 qua chỉ có 21 tiến sĩ được bảo vệ thành công vì vượt “qua cửa” rất khó. Tôi rất ngạc nhiên là nhiều người làm tiến sĩ ở trường tôi không được nhưng chuyển sang trường khác làm tiến sĩ lại qua hết.
Vậy nên bất cập trong đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam có 2 mặt, một mặt cho các trường quyền tự chủ về đào tạo tiến sĩ nhưng chính quyền tự chủ của các trường mà thiếu sự kiểm soát thì rất khó có được chất lượng từ khâu ra đề tài đến lập Hội đồng nếu dễ dàng cho qua.
“Chính vì việc dễ dãi đó, nên có quá nhiều tiến sĩ trong thời gian gần đây. Không chỉ tiến sĩ ở cấp huyện mà tiến sĩ ở cấp xã cũng sẽ có. Sự dễ dãi của cả hệ thống mang tính chất mối quan hệ hơn là ý nghĩa khoa học.
Ví dụ, ở nước ngoài, tiến sĩ chỉ được làm ở một vị trí nào đó. Anh là tiến sĩ thì anh không thể vào cơ quan, doanh nghiệp làm cán bộ hành chính, trưởng phòng, phó phòng… mà anh phải làm đúng chuyên ngành khóa học của mình.
Ở Việt Nam, tiến sĩ nhiều khi chỉ là cái mác tô vẽ thêm để thăng tiến. Ví dụ: xét 2 người vào một vị trí nào đó mà 1 anh là tiến sĩ nhưng chả biết tiến sĩ thật hay giả nhưng người ta vẫn thiên về anh đó hơn. Tư duy như vậy đã tạo ra thực trạng bất cập hiện nay. Nếu cứ để tình trạng này thì cả xã hội sẽ là tiến sĩ và cuối cùng xã hội chẳng làm được việc gì” - ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, Bộ GD&ĐT đưa ra quy chế đều chặt chẽ, thậm chí bắt công bố luận án. Tuy nhiên, việc bộ, bộ làm, việc trường, trường làm…. Nhiều khi lỗ hổng để con voi chui lọt.
Ông Thắng cho rằng, để giải quyết vấn đề này, không thể dùng giải pháp mà phải có chế tài, như hệ tại chức, các tỉnh không dùng nên hệ tại chức tự dưng bị “teo” lại. Cụ thể, quy định phải giống như nước ngoài, người có bằng tiến sĩ là phải làm đúng việc, chứ không thể là tiến sĩ chuyên ngành này nhưng lại làm việc khác. Làm đúng vị trí theo bằng cấp thì mới dẹp “loạn” được tiến sĩ hiện nay.
Hồng Hạnh (Dân Trí)


Được tạo bởi Blogger.

Đại học thủ đô hà nội xét tuyển văn bằng 2 mầm non, văn bằng 2 tiểu học, trung cấp mầm non, trung cấp tiểu học

Contributors