Nếu trượt đại học thì các bạn sinh năm 1998 nên làm những gì?

03:19 |

Chẳng may trượt đại học bạn có nên buồn chán không?

Kỳ thi THPT vừa diễn gia hẳn tất cả các bạn học sinh năm 1998 đã có thể biết mình được khoảng bao nhiêu điểm. Và số điểm ấy có gần đúng với khả năng của các bạn, có phải là số điểm mà các bạn mong ước không? Và liệu cổng trường đại học có đang chào đón các bạn không?
Tỷ lệ rới đại học bao giờ cũng nhiều hơn đỗ đại học

Và nếu như cánh cổng trường đại học đang khép lại trước mắt các bạn thì đối diện với việc đó như thế nào? Liệu đây có phải là con đường không thể thành công chăng? Và luôn luôn là như vậy khi đóng 1 cánh cửa thì 1 cánh cửa khác sẽ mở ra chỉ là bạn có đủ quyết tâm không thôi?


Bạn đang tính học trung cấp hay cao đẳng hay ôn tập để thi lại kỳ thi quốc gia năm 2016. Dù bạn chọn phương án nào đi chăng nữa thì 1 kỳ thi không thể đánh giá hết năng lực của bạn được. Hãy nhìn thẳng vấn đề rồi lựa chọn cho mình phương án phù hợp nhất. Nhưng trước hết hãy hiểu vấn đề bạn đang ở đâu và có thể làm được những gì nhé ^^!

Trượt đại học bạn nên làm gì?

1. Hãy cho phép mình buồn một chút: Một kỳ thi không thể quyết định cuộc đời.

Hãy cứ khóc nếu bạn muốn và đừng để ý mọi thứ xung quanh
Bạn có buồn một chút thì đó cũng là lẽ tự nhiên, không ai có thể cấm bạn buồn cả. Đặc biệt nếu kết quả không phản ánh đúng nỗ lực của bạn. Nếu cảm thấy cần thiết, bạn có thể khóc vì khóc giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

2. Giải tỏa, hãy là chính mình

Bạn hãy đối mặt với sự thật và đừng lảng tránh. Có sao đâu, bạn vẫn là bạn đúng như một ngày trước với đầy đủ tính cách tốt đẹp. Bạn không hề thay đổi dù kết quả các kỳ thi có thế nào. Bạn cũng đã có những lúc buồn phải không? Lúc đó bạn sẽ làm gì? Hơn ai hết bạn biết điều gì có thể làm mình vui lên.

Bạn có thể bị bố mẹ mắng một chút hoặc bạn bè nhìn một cách ái ngại. Không sao, đó cũng là điều bình thường.

3. Một kỳ thi không thể quyết định cuộc đời

Không ai có thể thành công tất cả các kỳ thi kể cả vĩ nhân, quan trọng là họ vượt qua thế nào. Nhà bác học như Anhxtanh hay Thô-mát Ê-đi-sơn cũng từng bị nhận xét là nghịch ngợm và không có năng lực. Nhưng họ không bị đánh gục. Không kì thi nào có thể quyết định cuộc đời bạn, chỉ là bạn có chấp nhận điều đó hay không mà thôi. Chẳng lẽ tất cả những người trượt đại học đều thất bại và người đỗ đều thành công. Không phải vậy, bạn có rất nhiều ví dụ phải không? Vậy tại sao bạn không tự quyết định cuộc đời của mình một cách tích cực hơn.

4. Tìm người đi trước cùng cảnh ngộ

Bạn hãy tìm những người đã trượt đại học mà đang thành công để tìm kiếm những lời khuyên. Bạn lưu ý chỉ có những người đã vượt qua mới có thể giúp bạn lời khuyên thiết thực. Họ cũng đã vào hoàn cảnh của bạn bây giờ và họ đã vượt qua. Bạn không nên học những người gục ngã.
Có nhiều cánh cửa khác dẫn đến thành công của bạn

Bạn cũng có thể tìm kiếm trên mạng vô số câu chuyện giống như câu chuyện của bạn vì số người trượt đại học không ít hơn số người đỗ. Bạn sẽ nhận thấy đa phần mỗi người đều tìm được con đường của mình.

5. Lên kế hoạch cho chính mình

Lên kế hoạch tốt và có quyết tâm cao, bạn sẽ thành công.
Bây giờ bạn cần có kế hoạch cho mình. Tuyệt đối không để mình rơi vào nhàn rỗi. Bạn cần tìm ra điểm mạnh nhất của mình. Việc chọn ngành học bao giờ cũng quan trọng vì nó sẽ là cuộc đời bạn. Bạn không thể chỉ vì để vào đại học mà chọn những ngành học mà không thực sự phù hợp. Bạn có thể tham khảo bố mẹ xem với tính cách của mình thì nên học ngành nào. Nếu bạn không thực sự xuất sắc, bạn nên quan tâm là ngành đó có nhu cầu trong xã hội hay đang quá đông người theo học không?

Ngoài ra, truyền thống gia đình cũng là điều đáng lưu ý. Nếu bạn theo nghề truyền thống, khả năng thành công của bạn sau này cũng sẽ cao hơn.

Bạn có thể chọn trong các lựa chọn sau:

– Học để thi lại: Nếu bạn thấy kết quả thi không đúng như sức học của bạn hoặc bạn bị ốm hay không thể tập trung trong kỳ thi vừa qua, ôn luyện là giải pháp tốt nhất. Rất nhiều sinh viên Châu Âu dừng học một năm để hoạt động xã hội và bạn có cơ hội làm điều này. Bạn có thể vừa ôn luyện vừa tìm một công việc xã hội mà bạn thích. Nó sẽ giúp ích cho bạn.

– Tìm một trường cao đẳng hay trung cấp: Nếu bạn không thực sự giỏi, tốt nhất bạn nên học cao đẳng hay trung cấp. Thời gian học tập của bạn sẽ nhanh hơn và sẽ chỉ tập trung vào thực hành. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển trung cấp hay cao đẳng vì họ tin rằng các sinh viên này chịu khó và có kỹ năng tốt hơn. Bạn ra trường sớm hơn có nghĩa là sẽ có nhiều năm kinh nghiệm hơn. Hiện nay Trường cao đẳng sư phạm Hà Nam đang xét học bạ hệ cao đẳng chính quy ngành mầm non nên bạn cũng có thể tham khảo thêm. Liên hệ: 0969 600 689

– Học nghề: Nếu bạn cảm thấy chán ngấy những lý thuyết khô khan thì học nghề là lựa chọn tốt. Có thể bạn học tại một trường đào tạo nghề hoặc xin vào học việc tại các doanh nghiệp. Bạn nên nhớ là lương của thợ bậc cao bây giờ cao hơn lương của giáo sư đại học và bạn có thể tránh xa các bệnh văn phòng.

Hãy nhớ thất bại là mẹ của thành công

6. Tìm kiếm thông tin

Bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn nếu chịu khó tìm kiếm thông tin. Bạn hãy tìm kiếm dựa trên các từ khóa về khóa học mà bạn cho rằng sẽ phù hợp. Hãy lập bảng so sánh các thông tin mà bạn tìm được gồm: chuyên ngành, bằng cấp sẽ có, học phí, truyền thống – uy tín, thời gian học. Hãy chọn ra từ 3-5 giải pháp, không nên nhiều hơn và cũng không nên ít hơn.

Bạn không nên quá tin vào thông tin trên mạng hay những lời quảng cáo hoa mỹ, tốt nhất bạn hãy tìm khoảng ba người vẫn đang học tại nơi bạn dự định để đảm bảo có thông tin chính xác. Bạn có thể đến tận nơi và dễ dàng có được thông tin về việc học hay bằng cấp sau khi tốt nghiệp để tránh phải chạy theo nộp hồ sơ 1 đằng học  1 nẻo. Nên tránh những nơi kém chất lượng vì nó chỉ làm bạn thêm chán nản và thất vọng. Cần xác định mục tiêu học tập là kiến thức và kỹ năng. Mọi người thành công được là nhờ khả năng làm việc và bằng cấp chỉ là tấm vé vào cửa.

7. Thực hiện kế hoạch

Tìm hiểu kỹ các điều kiện nhập học. Bạn có thể phải làm nhiều thủ tục nên cần chuẩn bị sẵn nhiều bản công chứng các tài liệu như chứng nhận tốt nghiệp THPT, học bạ, sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, ảnh chân dung.

Một lần nữa kiểm định lại nơi mình định học. Đáng tiếc là tại Việt Nam có nhiều nơi đào tạo kém chất lượng nên sinh viên ra trường không làm được việc. Bạn không nên lãng phí thời gian, tuổi trẻ của mình, tiền bạc của bố mẹ vào những nơi như vậy. Chắc bạn biết rất nhiều thạc sĩ ra trường không việc làm hoặc lương thấp hơn nhiều một công nhân lành nghề.

8. Quyết tâm


Khi đã chọn được một chỗ học cho mình, hãy đặt quyết tâm cao. Tương lai là do quyết định của chính bạn và hãy vui khi được là chính mình. Không bao giờ có một sự công bằng tuyệt đối trong cuộc sống. Cho dù may mắn hay kém may mắn thì bạn không thay đổi được nó. Nếu không tự quyết định được sự may mắn thì hãy tự quyết định kiến thức, kỹ năng và nghị lực của mình. Điều đó sẽ giúp bạn thành công hơn.

ST

Cô giáo mầm non càng ngày càng yêu nghề là do đâu???

01:42 |

Nghề giáo viên mầm non không chỉ là nghề trông giữ trẻ


"Có người cho là đó cũng chỉ là 1 nghề giống bao nghề khác. Nghề nào cũng có cái vất vả riêng. Tuy nhiên, trong xã hội, ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai. Hơn nữa thay cha mẹ dưỡng nuôi vào giáo dục con lúc còn thơ là việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Tại sao nhiều người vẫn coi nghề sư phạm mầm non chỉ là một nghề...Chính quan điểm đó khiến giáo dục nước nhà không bằng các nước phát triển...Trong khi nước Nhật mang cả chuyến tàu để chờ một học sinh đi học thì ở Việt Nam, chính phụ huynh lại là người khước từ vai trò của các thầy cô giáo...đúng là đáng buồn!" . Đó chính là tâm sự của một phụ huynh


Là một phụ huynh bạn hãy đặt địa vị của mình vào những cô giáo mầm non

Vào mỗi buổi sáng nên mỗi ngày đưa con đến lớp hãy cố gắng nán lại chơi cùng con ở sân đến sát giờ vào lớp. Và chính lúc đó, bạn mới cảm nhận sâu sắc hơn nỗi vất vả của các cô. Đón cháu từ tay bố mẹ, đâu đơn giản chỉ là nụ cười thân thiện với phụ huynh. Cháu khóc, cô phải dỗ. Cháu vùng vẫy văng dép văng giày, cô phải bế xốc lên đi khắp trường. Cháu này mới nín, cháu kia đã đến và òa khóc đòi bố mẹ. Thế là ba cô suốt một buổi sáng phải quay vòng vòng với một lũ nhóc nhiều nước mắt đến bở hơi tai.

Trẻ con vốn hiếu động. Quản một lớp học bốn mươi cháu với chừng ấy cá tính là điều không phải dễ dàng gì. Con nít nên việc tranh giành đồ chơi, va quẹt nhau là chuyện bình thường.Cô giáo đâu thể canh từng cháu một hay cấm tiệt các cháu chơi đùa. Ấy thế mà chẳng may có cháu nào xây xước gì là ngay lập tức phụ huynh đã lên tiếng trách cứ. Người hiểu biết chút ít thì còn lịch sự hỏi chuyện, chứ chẳng may gặp phụ huynh “dữ dằn” tí thôi là có cô phải rơm rớm nước mắt.
Một nghịch lí đến buồn cười là có lắm phụ huynh thường xuyên chê bai cô chăm cháu không tốt, dạy cháu chưa ngoan. Nhưng chỉ mới nghỉ lễ có một ngày ở nhà với con đã nhanh chóng than thở, quát nạt và luôn miệng ao ước hết lễ để “tống” con đến trường giao cho cô giáo.
Tạo môi trường chơi đùa an toàn cho các cháu đã là một mối bận tâm lớn, lo chuyện ăn cho các cháu mới thật sự vất vả. Bao nhiêu cháu trong lớp ngoan ngoãn ăn hết bữa nào? Rất ít. Đa số là các trẻ vốn được bố mẹ cưng chiều đút từng muỗng cơm, mớm từng thìa canh. Tạo cho tập thể lớp nề nếp trong mỗi bữa ăn rất khó khăn. Nhưng hễ về nhà là bố mẹ lại tập hư cho con bởi nếp sinh hoạt cũ. Thế là mỗi ngày, cô phải tập lại thói quen tự cầm thìa xúc ăn, thậm chí là tập cả thói quen nhai cho các cháu.

Giáo viên mầm non chính là người dạy cho trẻ những thói quen tự lập

Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả khó nhọc của các cô. Đỉnh điểm của nỗi vất vả phải là chăm lo chuyện vệ sinh cho các cháu. Đúng một lần duy nhất tôi tham gia phụ giúp các cô lo cho các cháu biểu diễn văn nghệ. Sau hơn một tiếng đồng hồ quây quần ngoài sân, vừa vào lớp, tôi cùng các cô vội vàng cho các cháu đi vệ sinh. Nhưng ba cháu trong số đó đã tè dầm ướt hết quần, nhếch nhác chờ cô rửa ráy, thay quần và lau dọn sàn nhà. Và trong lúc cô đang loay hoay thế, một cháu nhỏ cởi đôi tất lấm lem đầy đất vứt thẳng vào người cô rất vô tư. Mấy chục đôi tất đen nhẻm còn lại nằm chõng chơ giữa sàn đợi cô giặt giũ, phơi phóng.
Mỗi ngày đều phải trải qua vài lượt tiểu tiện, thậm chí là đại tiện của các cháu. Một tay cô lau dọn, vệ sinh. Điều đó chưa chắc những ông bố bà mẹ siêng nói, giỏi nói đã làm được. Câu nói đùa của một cô giáo có làm bạn càng thêm thấm thía: “Cô giáo mầm non ít người da đẹp lắm, vì ngày nào cũng bị ám mùi rồi.”
Chúng ta lên án mạnh mẽ bất kì hành động nào tổn hại đến sức khỏe, tâm hồn, nhân cách con trẻ. Những ác mẫu đối xử tàn nhẫn, hành hạ dã man các cháu rất cần được trừng trị thẳng tay. Nhưng mong rằng các bố các mẹ và cả xã hội hãy dành một cái nhìn đông cảm hơn đối với nỗi vất vả của những người chọn niềm vui nghề giáo, chăm trẻ mầm non làm lẽ sống. Đừng để con sâu làm rầu nồi canh nhé. Cô giáo sư phạm mầm non vất vả là vậy. Không chỉ có trông trẻ mà còn phải dạy trẻ những thói quen đầu đời, khơi gợi trí sáng tạo của trẻ. Hãy cảm thông với người mẹ thứ 2 của các con nhé. Có như vậy các cô mới có thể yên tâm công tác, yên tâm đem nhiệt huyết của mình dạy cho con trẻ.
Nguồn sưu tầm


Dạy thêm có phải là sai trái?

00:16 |

Các phụ huynh có muốn con mình đi học thêm không???


Khái niệm về dạy thêm của các bậc phụ huynh như thế nào???
Thời gian trên lớp liệu có đủ để cho con em mình đầy đủ kiến thức???
Và liệu đồng lương giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học có đủ cho việc chi phí sinh hoạt không???
Theo quan điểm của bạn liệu những giáo viên tâm huyết với nghề, có kỹ năng tốt có nên dạy thêm giúp cho bản thân tăng thêm thu nhập, giúp cho học sinh có nhiều thời gian ôn luyện học tập, nâng cao kiến thức hạn hẹp trong nhà trường



Có những thầy cô giáo yêu nghề bám nghề nhờ dạy thêm

Không ít nhiều giáo viên nhờ có nguồn cứu cánh từ dạy thêm mới có thể bám trụ nổi với nghề giáo, còn không họ sẽ bươn chải bằng các công việc khác ngoài chuyên môn của mình để “nuôi” lòng yêu nghề.
Cô là giáo dạy giỏi môn Hóa, giờ là hiệu trưởng tại một trường THPT ở Bình Thạnh, TPHCM. Cô từng tuyên bố không ngại ngần: “Tôi sống chủ yếu nhờ dạy thêm!”. Bởi nếu không nguồn thu nhập từ dạy thêm, chắc gì bây giờ ngành giáo dục giữ được một nhà quản lý có tâm có tài quản lý có tiếng, từng là nữ đại biểu Quốc hội khóa XII với những tiếng nói sắt đá ở nghị trường.
Một giáo viên khác, giờ là Thạc sĩ giáo dục đang truyền lòng yêu nghề cho rất nhiều sinh viên bằng chuyên môn vững vàng và nhiệt huyết của mình. Khi còn là sinh viên và lúc mới ra trường, nếu không nhờ vào việc dạy thêm thì giờ có thể cô đã về quê buôn bán hoặc làm một công việc nào khác chứ chắc chắn không còn gieo chữ trên bục giảng.
Công bằng mà nói, việc dạy thêm của giáo viên, nhất là những giáo viên giỏi chuyên môn mang lại những lợi ích nhất định cho học trò giúp các em đương đầu với chương trình học quá tải, với áp lực thi cử.
Đối với giáo viên trẻ, việc dạy học trên lớp gò bó theo khuôn khổ chương trình, sách giáo khoa, thời gian hạn hẹp thì dạy thêm còn là không gian để họ thỏa sức vùng vẫy, nâng cao chuyên môn..
Nhu cầu dạy thêm của giáo viên phần lớn xuất phát từ thực tế đồng lương quá bèo bọt. Họ làm thêm, kiếm thêm bằng chính chuyên môn là cách thức lao động chân chính và là một nhu cầu chính đáng nhưng cũng chua cay vô cùng.
Nỗi chua cay lớn nhất mà nhà giáo phải đối diện khi kiếm sống chính đáng chính là thái độ của dư luận, xã hội xem người thầy dạy thêm như tội phạm. Có những giáo viên “bắt ép” học trò nhưng đó là con số ít trong nhu cầu học thêm từ chính học sinh.
Bao nhiêu nhà giáo lương tri phải chảy nước mắt trước đủ quy định về dạy thêm học thêm lúc thế này, lúc thế khác cùng không ít những lần “ra quân” bắt bớ. Rồi lâu lâu lại xuất hiện những văn bản, phát biểu cảnh báo, nhắc nhở… gây sát thương với tâm hồn nhạy cảm của nhà giáo hơn bất cứ thứ vũ khí nào.

Bao giờ nhà giáo hết đau thương vì… tiền?

Việc xóa dạy thêm học thêm trong nhà trường mà TPHCM đang mạnh tay thực hiện cũng xuất phát từ những “bất an” của dạy thêm học thêm theo cách nghĩ tiêu cực. Xóa dạy thêm học thêm trong trường học có thể sẽ xóa được những tiếng thở dài, những ưu tư của học trò, phụ huynh và cả những nghi kỵ đối với giáo viên. Đó là việc cần phải làm, không có gì phải bàn cãi.
Nhưng có việc còn quan trọng không kém đã được nhắc đến, hứa hẹn từ lâu, đó là nỗi cay đắng của người thầy xuất phát từ đời sống thu nhập bấp bênh. Đồng lương èo ọt không đủ sống nhưng không dạy thêm người thầy chỉ có hai lựa chọn: bỏ nghề hoặc kiếm nghề tay trái để… nuôi mình, nuôi nghề. Nhưng có yêu nghề đến mấy, khi người thầy một tay hai ba việc thì làm sao họ có thể đầu tư tâm sức cho chuyên môn, học trò?
Như lời chua chát của cô Tô Thị Diễm Quyên, đang công tác ở Sở GD – ĐT TPHCM: Giáo viên dạy thêm làm gì để thân tàn ma dại vì ngày dạy 9-10 tiết, tối dạy thêm và khuya chấm soạn bài cùng hàng đống thứ vắt kiệt sức lực người thầy? Dạy thêm để làm gì khi thiên hạ đòi xử nhà giáo như những tội phạm?
Theo cô Quyên, nếu giáo viên không đủ sống, không dạy thêm và cũng không biết chạy ngược xuôi làm nghề tay trái thì chỉ còn phương án bỏ nghề. Hãy nhường lại bục giảng cho những ai có điều kiện kinh tế và không sống bằng lương. Những người thầy đó mới có đủ lực để tồn tại, để tái tạo chất xám khi cầm phấn không run tay bởi cơm áo gạo tiền.
Giáo dục là quốc sách nhưng quốc sách lại đang bỏ rơi hoặc cố tình làm ngơ trước nỗi cay đắng, tủi hờn của những người cầm trịch giáo dục? Thu nhập của giáo viên cần được giải quyết bằng những quyết sách rõ ràng chứ không phải bằng những lời hứa, những lời chia sẻ lặp đi lặp lại hàng chục năm qua.
Đã đến lúc phải quyết liệt đối với thu nhập của nhà giáo, phải kiên quyết hơn cả việc chúng ta đang hành động để xóa dạy thêm học thêm. Để những người thầy đang theo nghề, chưa bỏ nghề có thể dốc sức cho học trò nghề và về lâu dài là để người tài không quay lưng với giáo dục.

Đừng để nhà giáo phải chảy nước mắt vì đồng tiền!
Đừng vì một con sâu mà làm dầu nồi canh ! 
Nguồn dân trí

Dành trọn điểm tốt đa với 5 bí kíp cực chất cho mùa thi THPT năm 2016

21:21 |

Mùa thi THPT năm 2016 được hỗ trợ bởi 5 bí kíp chất khỏi phải bàn


Đối với tất cả các kỳ thi thì ngoài việc ôn tập kiến thức cẩn thận và đầy đủ thì phương pháp làm bào thi như nào còn lại một yếu tố vô cùng quan trọng nữa. Có những bạn trên lớp học rất giỏi nhưng lại hay mắc những lỗi cơ bản như trình bày cẩu thả, chỉ tập trung vào câu khó để sau đó không đủ thời gian làm những câu còn lại, căn chỉnh thời gian cho các câu chưa chuẩn… Kỳ thi THPT quốc gia là một kỳ thi quan trọng các em càng không nên để những thiếu sót như thế này ảnh hưởng không tốt đến điểm số của bài thi


Nam sinh giật mình vì mới làm được 1 câu đã sắp hết giờ

Dành 5 – 10 phút để đọc đề
Với cả hai hình thức tự luận và trắc nghiệm, học sinh đều nên dành 5 – 10 phút sau khi nhận đề từ giám thị để rà soát đề thi. Trong 5 – 10 phút này, học sinh lướt qua để xem đề thi sắp xếp như thế nào, những phần nào dễ mình có thể làm ngay được, phần khó nằm ở khu vực nào.
Thầy giáo Đỗ Ngọc Hà – Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm lần đi thi đại học của mình: “Theo quy định, trong 15 phút sau khi nhận đề, học sinh phải kiểm tra mã đề, xem đề có mất trang hay không và phải úp đề xuống đúng 14h30' mới được làm bài. Thầy đã tận dụng 5 – 10 phút quý giá này để khoanh vùng nhanh phần dễ/phần khó và tranh thủ tìm ra đáp án của một vài câu dễ, ghi nhớ trong đầu, bắt đầu thời gian bắt đầu làm bài là thầy đã làm xong 3,4 câu dễ”.
Cũng theo lời khuyên của thầy giáo Đỗ Ngọc Hà, đề thi từ năm 2015 được sắp xếp tương đối từ dễ đến khó nên sau khi kiểm tra kĩ đề thi, học sinh có thể tinh ý đọc qua và chọn đáp án những câu dễ ở trang đầu tiên nhưng nhớ là ghi nhớ đáp án trong đầu chứ đừng đặt bút, có thể bị nhắc nhở nếu giám khảo khó tính.
Phân bổ thời gian làm bài hợp lí
Không ít học sinh bắt đầu làm bài là cặm cụi từ đầu đến cuối bài mà không tự phân bổ thời gian làm bài. Để bài thi đảm bảo hợp lí nhất về thời gian, 90 phút với đề thi trắc nghiệm và 180 với đề thi tự luận, học sinh cần đảm bảo 3 nguyên tắc sau:
Thứ nhất, câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Muốn biết câu nào dễ, câu nào khó, trong quá trình ôn tập, học sinh cần biết mình tốt nhất phần nào/yếu phần nào. Học sinh có thể dễ dàng xác định được thứ tự làm bài tự luận nhưng lại gặp khó khăn đối 60 câu trắc nghiệm. Rất may, vì đề thi được sắp xếp tương đối từ dễ đến khó nên học sinh có thể tuân thủ thứ tự này.
Thứ hai, Thời gian trung bình là 18 phút/ 1 câu tự luận; 1,8 phút/ 1 câu trắc nghiệm. Tuy nhiên, học sinh nên xác định sẵn mình có thể làm tối đa bao nhiêu câu hỏi. Nếu chỉ xác định có thể làm 8 câu thì nên phân chia thời gian lại là 23 phút/1 câu và tùy thuộc vào độ khó/độ dài/độ phức tạp mà dành nhiều thời gian hơn.
Thứ ba, Không “cố đấm ăn xôi” để làm một câu hỏi nào đó. Tiêu tốn thời gian vào 1 câu hỏi không chắc chắn đáp án nghĩa là học sinh có thể bỏ lỡ những câu hỏi mình có thể giải quyết nhanh gọn đang ở phía sau.
Một số mẹo để gia tăng điểm số
Đối với môn Toán, cùng làm được số câu hỏi như nhau, thầy Lê Bá Trần Phương (Giảng viên Đại học Công nghiệp) chia sẻ một vài mẹo để đạt điểm số cao nhất mà học sinh nên biết. Vì đúng đến đâu tính điểm đến đó nên học sinh cần chú ý trình bày thật rõ ràng những phép biến đổi quan trọng không thể bỏ qua để ra kết quả. Sau khi chắc chắn trọn vẹn những câu đã làm được, học sinh triển khai tiếp những câu “khó nhai”, nếu đã phỏng đoán ra hướng giải nhưng không triển khai ra kết quả vẫn nên trình bày các bước đã triển khai được hoặc vẽ hình (với bài hình học không gian), tìm điều kiện xác định (nếu có)…để kiếm thêm từng 0,25 điểm quý giá.
Đối với môn thi trắc nghiệm, nên nhớ tô đủ số ô đáp án trong bài làm. Nếu không tìm được đáp án, học sinh sử dụng phương pháp loại trừ và tìm ra đáp án mình cảm thấy đúng nhất.
Tuyệt đối tránh những lỗi trình bày kinh điển
Lỗi trình bày thường dẫn đến những điểm trừ đáng tiếc nhất. Đặc biệt là với môn thi Toán, những điềm trừ thường thường do phần gạch xóa đi và phần làm bài xen kẻ nhau nên khi chấm dễ bị bỏ sót, vẽ đồ thị không đúng với ý đồ bài toán, trình bày bài toán quá dài dòng/quá sơ sài…
Để gây thiện cảm với người chấm thi, học sinh cần trình bày sạch sẽ, thoáng đãng, có chú thích số câu/ý, cuối mỗi bài toán nên có một câu kết luận, có thể là viết lại đáp số hoặc trả lời câu hỏi của đề bài để người chấm thi biết được thí sinh đã kết thúc bài đó hay.
Dành 5 – 10 phút để rà soát lại bài
5 – 10 phút cuối cùng rất quý giá. Trong 5 – 10 phút này, học sinh rà soát lại toàn bộ bài thi để hạn chế tối đa những điểm trừ. Với môn tự luận, học sinh kiểm tra lại những thông tin cơ bản như số tờ giấy thi, số báo danh; kiểm tra lại bài làm của từng câu để xem mình đã triển khai đúng chưa, có quên đặt điều kiện không, đã loại nghiệm chưa, kiểm tra nghiệm xem có thỏa mãn đề bài không, có đúng kết quả đã nháp hay không?...
Đối với môn thi trắc nghiệm, học sinh cần chú ý những thông tin quan trọng như số báo danh, mã đề thi, rà soát đáp án đã khoanh vào đề với đáp án đã tô, kiểm tra kĩ để tránh tình trạng tô đáp án quá mờ hoặc tô 2 đáp án… Những điều này mặc dù rất nhỏ nhặt nhưng nếu tâm lí phòng thi không ổn định thì rất dễ gặp phải.
Với 5 lưu ý này là kĩ năng không thể thiếu để học sinh hoàn thành bài thi của mình đúng, đủ, trọn vẹn và hoàn chỉnh nhất.

 Nguồn H.H

Sư phạm mầm non vẫn cứ "KHÁT" nhân lực vì sao lại thế ???

19:45 |

Giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên và quan trọng của trẻ, dạy trẻ những bài học đầu tiên của cuộc sống, là người ươm mầm tài năng nhân cách cho trẻ thơ. Khi đón trẻ về, phụ huynh luôn thấy các cô tươi cười niềm nở, thấy bọn trẻ sạch sẽ gọn gàng là họ cảm thấy con mình được yêu thương bao bọc từ bàn tay người mẹ hiền thứ 2, nhưng đằng sau đó là những nỗi khổ mà chỉ người trong nghề mới thấu hiểu.

Giáo viên mầm non

Sư phạm nghề của nữ giới

Với đặc thù của ngành sư phạm mầm non: Chỉ mấy ai thấu hiểu thực sự thì họ mới trụ được cái nghề “không chồng mà cũng có con”. Chương trình học thì khá phong phú sáng tạo khác so với chuyên ngành như những con số kế toán hay tư duy học thuộc như những chuyên ngành về tư tưởng đạo đức chính trị. Công việc của giáo viên mầm non lại đòi hỏi người phải có kĩ năng khéo léo dạy dỗ trẻ lúc mới bước chân tới trường như là người mẹ thứ 2 nuôi dạy trẻ giống mọi người thường ví von “cô nuôi dạy hổ” Vì vậy, không quá khó hiểu khi sư phạm mầm non lại là nghề của đa số các nữ giới lựa chọn.
Công việc của người giáo viên Mầm non nhìn chung là vất vả từ sáng đến tối, khâu cho trẻ ăn trẻ ngủ rồi nhiều khi lại phải dạy trẻ các kiến thức cơ bản như “i tờ”. Tuy nhiên, với một mức thu nhập hầu như tạm gọi là ổn định cùng nhiều ưu đãi, thưởng, hứa hẹn một cuộc sống sung túc, ổn định sau khi ra trường cùng cơ hội được làm việc ở một môi trường giáo dục. Chưa thể dừng lại ngay sau đó nhiều bạn còn lựa chọn con đường liên thông Sư phạm dẫn đến thành công hơn cũng là vì lý do ngành đòi hỏi trình độ nuôi dạy trẻ với tầm ảnh hưởng lớn hơn chút nữa.

“Khát” nhân lực

Công việc của nghề giáo viên có thể chia thành hai nhóm: ngoài thời gian tới trường, và trong khi ở trường
Ngoài thời gian tới trường – các cô thường biên soạn giáo án, làm những hình thù trò chơi cho các bé để có một ngày vui chơi, tạo cho các bé sự sáng tạo ngộ nghĩnh từ những con vật đồ chơi mà các cô tạo ra nhằm phát triển tư duy ở bé. Lên kế hoạch giảng dạy vui chơi cho các cháu. Rồi chưa kể thời gian nghỉ các cô còn chăm lo cho gia đình bận tối ngày, chưa ai từng nói giáo viên là nghề cao quý trong xã hội bởi yêu nghề yêu trẻ mới thực sự ước mơ nên nghề giáo viên Mầm non phải nói cực kỳ “khát” nhân lực trong những năm gần đây.
Trong khi ở trường: Các cô ca hát vui chơi dỗ dành trẻ bao quát chung, cho trẻ ăn, trẻ ngủ, đưa ra các ý tưởng lời nói cho các trẻ bắt trước noi theo giám sát quán triệt. Ai có con đi học mầm non đều hiểu rõ công việc của các cô giáo rất vất vả. Hàng trăm thứ việc đổ lên đầu các cô, đó là chưa kể phụ huynh nào cũng muốn con mình được các cô quan tâm nhất, chăm sóc tốt nhất. Nếu như ở nhà chúng ta phải làm mẹ của một đứa trẻ thì ở lớp, các cô giáo phải làm mẹ của vài đứa trẻ cùng một lúc. Đã bà mẹ nào đủ tự tin nói chưa bao giờ hoặc sẽ không bao giờ phát vào mông con một cái hay sẵng giọng đe nẹt con khi con không vâng lời? Vì vậy thời gian ở trường là khoảng thời gian mệt mỏi nhất áp lực nhất đối với cô giáo mầm non.
Nguồn: tuyensinhdaihocthudo.edu.vn

Chóng mặt với ma trận giấy khen vì thông tư 30

21:02 |

Sau hai năm triển khai dạy học theo Thông tư 30 (TT30) của Bộ GD&ĐT, chưa bao giờ mọi người lại có ý kiến nhiều về ưu điểm cũng như hạn chế của thông tư đối với chất lượng giáo dục như thời điểm hiện tại.

Và một khía cạnh nhỏ đang thu hút sự tranh luận và than thở của phụ huynh chính là các tờ giấy khen mà các cháu tiểu học vừa nhận được với hàng loạt danh hiệu thi đua “lạ”.
Theo dõi các trang mạng xã hội cũng như các thông tin báo chí, quả là phụ huynh rối rắm với muôn kiểu danh hiệu thi đua mà các cháu đạt được. Thay vì danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi, học sinh xuất sắc tương ứng với những nấc thang thành tích mà các cháu đạt được trong năm học thì bây giờ xuất hiện hàng loạt danh hiệu: “Học sinh đạt danh hiệu khen toàn diện”, “Học sinh đạt danh hiệu khen từng mặt”…

Đó là làm đúng theo tinh thần nhân văn của TT30, đánh giá bằng nhận xét thay vì điểm số và việc ghi giấy khen phải linh hoạt, không chỉ đánh giá trình độ học vấn của học sinh mà còn tìm điểm ưu điểm riêng biệt của mỗi học sinh để động viên, khuyến khích.
Tuy nhiên, quá trình tổ chức ghi lời “khen” học sinh lại lại khá máy móc. Một số trường qui đổi danh hiệu “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” với học sinh giỏi, “Hoàn thành nhiệm vụ” với học sinh tiên tiến. Hoặc qui đổi “Danh hiệu khen toàn diện” với học sinh giỏi, còn “Danh hiệu khen từng mặt” dành cho sự nổi trội một mặt nào đấy. Tuy nhiên cụm từ “khen từng mặt” nghe rất tối nghĩa và đánh đố mọi người. Đó là còn chưa kể một số giấy khen ghi danh hiệu rườm rà, đơn cử như “Hoàn thành xuất sắc nội dung môn học và chương trình giáo dục”…
Một người bạn của tôi làm trong ngành giáo dục cũng đã hoang mang khi cháu gái nhận được tờ giấy khen với danh hiệu “Có tiến bộ vượt bậc về môn Toán”. Từ trước đến nay, tất cả các bài tập Toán và Tiếng Việt cháu đều hoàn thành tốt, bài thi cuối năm cháu không mắc phải một lỗi nào và được cô giáo đổi ra điểm 10 tròn trịa.
Vậy lời khen “Có tiến bộ vượt bậc về môn Toán” là sao? Trước nay môn Toán của cháu không tốt mà bây giờ mới giỏi à? Còn môn Tiếng Việt thì không có gì nổi bật ư?... Đó là các câu hỏi mà cô bé ấy hỏi mẹ và bạn tôi cũng ú ớ chẳng biết trả lời cháu thế nào. Và rồi khi nộp giấy khen để cơ quan bố mẹ khen thưởng con viên chức có thành tích thì tờ giấy khen ấy không được chấp nhận với một lí do đơn giản: Khen môn Toán, còn môn Tiếng Việt không khen thì không hoàn thành. Tôi nghiệp cô bé con mới học lớp 3, suốt cả năm phấn đấu và giờ không được cơ quan bố mẹ khen thưởng. Nỗi ấm ức ấy là do trường tiểu học nhận xét phiến diện hay do cơ quan phụ huynh hiểu máy móc?
Đúng là TT30 đã làm khó giáo viên khi buộc mỗi một cô giáo tiểu học đều phải phát hiện điểm mạnh của mỗi học sinh để khen và ghi lời khen không được rập khuôn. Đối với các cháu có thành tích nổi bật thì dễ bởi đã có sự “qui đổi” rõ ràng. Nhưng không phải phụ huynh nào cũng dễ dàng hiểu mỗi danh hiệu “mới” ấy tương ứng với mức độ đạt nào của con cái. Bởi vậy, rất nhiều bạn đọc đề xuất khá hài hước và thâm thúy là bên cạnh giấy khen, đề nghị kèm thêm một bảng qui đổi danh hiệu để phụ huynh tiện theo dõi.
Mặt khác, việc tìm kiếm lời khen cho các cháu không xuất sắc cũng đòi hỏi các giáo viên tiểu học phải nhọc công hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không thể vì thế mà tùy tiện nhận xét, đánh giá và khen thưởng những điều không có thực hoặc là làm sai lệch đi sự thật để rồi tạo ra sự thất vọng cho học sinh. Hoặc là làm phụ huynh và các cháu ảo tưởng về năng lực của bản thân. Căn bệnh “ảo tưởng” sẽ thật sự rất nguy hại nếu nó được “nhân giống” tràn lan kèm theo với câu chuyện thường năm: Mỗi học sinh - một tờ giấy khen!
Nguồn dân trí

Đào tạo sinh viên sư phạm ở Việt Nam và trên thế giới khác nhau như thế nào?

19:43 |

Việc đào tạo sinh viên sư phạm ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới có sự khác nhau rõ nét về thời gian thực tập ở các trường phổ thông.

Tính đến năm 2018, số sinh viên sư phạm ra trường mỗi năm là khoảng 60.930 sinh viên. Trong đó, sinh viên được đào tạo là giáo viên chuyên ngành Tiểu học là 19.200, THCS là 18.700 và THPT là 23.030.
Cho dù đến nay, Bộ GD-ĐT đã tăng số học sinh/giáo viên bình quân lên tương đương các nước công nghiệp phát triển nhưng đến năm 2020, hệ thống cũng không thể tuyển dụng hết số giáo viên mới tốt nghiệp ra trường, vẫn thừa khoảng 70.100 giáo viên (41.000 giáo viên đối với cấp Tiểu học, 12.200 đối với cấp THCS và 16.900 đối với THPT).

Vấn đề là trong khi lượng sinh viên sư phạm tốt nghiệp hàng năm nhiều nhưng các trường học lại đang thiếu đội ngũ giáo viên có trình độ, chuyên môn cao có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.
Sinh viên sư phạm chủ yếu “ngồi” ở giảng đường
Thông tin từ Hội thảo khoa học quốc gia đào tạo giáo viên tại các trường ĐH đa ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay vừa diễn ra tại Hà Nội cho biết, ở Israel, sinh viên sư phạm chỉ học mỗi tuần 3 ngày tại trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) sư phạm, 2 ngày còn lại đi quan sát thực tế việc giảng dạy, học tập tại trường phổ thông suốt từ tuần thứ 2 của năm thứ nhất đến hết ba năm học đầu tiên. Mỗi năm học, hai tuần không có giờ học ở trường thì sinh viên dành toàn thời gian đi thực tế.
Thực tế đào tạo chuyên ngành sư phạm tại Israel và thực tập sư phạm tại Việt Nam đang có sự khác nhau rất lớn. Ở Israel, sinh viên sư phạm đi thực tế tối thiểu 9 tín chỉ, trung bình chiếm 15 tín chỉ (15,6%) trong tổng số 90-96 tín chỉ.
Còn ở Đại Học Thủ đô Hà Nội, sinh viên thực tập 12 tuần, chiếm 5/95 tín chỉ (5,3%). Đại học Sư phạm Thái Nguyên cho sinh viên đi thực tập 10 tuần chiếm 5/135 tín chỉ (3,7%) trong tổng số tín chỉ.
Thạc sĩ Ariel Cegla, Trung tâm Đào tạo Quốc tế A. Ofri, Israel cho rằng, muốn đào tạo được giáo viên đáp ứng nhu cầu đào tạo, các trường sư phạm trên cả nước cần tăng thời gian thực tập sư phạm cho sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên các trường ĐH, CĐ cần trao đổi về mặt chuyên môn với sinh viên để hai bên cùng nắm được lý thuyết và phương pháp dạy học mới cũng như thực tế trải nghiệm dạy học tại trường phổ thông.
Qua trải nghiệm đào tạo chuyên ngành sư phạm ở một số nước trến thế giới, PGS.TS Bùi Văn Quân, trường Đại học Thủ đô Hà Nội nêu ý kiến, cơ sở đào tạo phải xác định đào tạo “giáo viên là người lao động nghề nghiệp chuyên nghiệp”. Tính chuyên nghiệp trong lao động nghề nghiệp của giáo viên đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên phải là những nơi tiên phong, chuyên nghiệp.
Quy trình đào tạo giáo viên phải được thiết kế, tổ chức gắn chặt với thực tiễn đời sống học đường, đảm bảo mối quan hệ mật thiết giữa đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo quy trình gồm 3 giai đoạn: trước đào tạo nghề giáo viên, đào tạo nghề giáo viên và lao động nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục mầm non hoặc phổ thông.
Theo PGS.TS Bùi Văn Quân, trong thời gian tới, cần có những nghiên cứu đánh giá các mô hình, phương thức đào tạo giáo viên hiện nay. Bên cạnh đó, mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên phải được phân tầng để đánh giá các trường sư phạm giảng dạy, đào tạo sinh viên sư phạm ra sao.
Đứng ở góc độ là trường ĐH chuyên ngành về nghiên cứu khoa học, GS.TSKH Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Giám đốc Học viện Khoa học cho rằng, việc đào tạo sinh viên sư phạm trở thành giáo viên giỏi trong tương lai không chỉ dừng lại ở đào tạo lý thuyết, thực hành mà cần trang bị cho họ các kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Hiện nay, nhận thức tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học trong đào tạo giảng viên chưa đầy đủ. Nguyên nhân một phần là do kinh phí nghiên cứu còn ít và thiếu giảng viên làm nghiên cứu khoa học. Nếu là trường ĐH nghiên cứu thì cả 2 vấn đề này có thể được giải quyết.
Chiến lược phát triển ngành sư phạm trong mạng lưới các trường ĐH cần phải nâng cao để phù hợp với xu hướng chung trên thế giới của ĐH nghiên cứu: Nghiên cứu gắn với giảng dạy và đào tạo.
Khuyến khích học sinh, sinh viên giỏi gắn bó với ngành sư phạm
Bên cạnh các yếu tố cần thiết chú trọng đến công tác đào tạo, muốn có được giáo viên giỏi trong tương lai, các trường ĐH cần chú trọng đến việc khuyến khích học sinh giỏi “đầu quân” vào ngành sư phạm. Đó là quan điểm của PGS.TS Nguyễn Mạnh An, trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa.
Thực tế, nguồn tuyển sinh “đầu vào” của sinh viên trúng tuyển vào học tập tại các trường ĐH địa phương tương đối thấp về mặt chất lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng “đầu ra”, trong đó có đội ngũ giáo viên tương lai.
Vì vậy, các trường cần thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên phù hợp với chức danh và nhiệm vụ được phân công; Ưu tiên đặc biệt đối với những ngành đào tạo chưa có giáo viên trình độ tiến sĩ... Đồng thời, cần có cơ chế, chính sách để thu hút được đông đảo học sinh giỏi vào học các ngành sư phạm tại các trường ĐH địa phương.
Trong khi đó, GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên cán bộ nghiên cứu cao cấp Viện Nghiên cứu sư phạm (ĐH Sư phạm Hà Nội) nêu quan điểm, đất nước muốn đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao thì phải có những thầy cô giáo giỏi.
Do đó, chúng ta vẫn phải có chính sách thu hút học sinh giỏi “đầu quân” vào các trường sư phạm. Bên cạnh đó là cần có sự thay đổi cơ chế tuyển dụng, tạo việc làm để thu hút sinh viên giỏi tốt nghiệp ở các trường sư phạm vào các trường học giảng dạy.
 Bích Lan (VOV)


"Mẹo" làm bài được điểm tối đa trong kỳ thi quốc gia năm 2016

18:48 |
Mặc dù hướng dẫn chấm thi của Bộ GD-ĐT không quy định thang điểm trình bày, nhưng người chấm bài sẽ ưu ái với một bài thi trình bày bài khoa học, mạch lạc; ngược lại, một vài lỗi trình bày nhỏ có thể khiến học sinh mất trọn điểm câu hỏi đó.



Đối với môn Toán, học sinh thường gạch bỏ và tẩy xóa một cách cẩu thả, viết chen phần sửa với phần gạch bỏ dẫn tới dễ bị chấm sót, không đánh số thứ tự câu khi làm bài, bỏ trống nhiều chỗ trên giấy thi, làm một câu kéo dài nhiều nơi trong bài làm dẫn tới dễ bị chấm sai, chấm sót và cộng điểm thiếu.
Nhiều học sinh sử dụng ký hiệu và viết tắt tùy tiện, sử dụng hai màu mực trong một bài thi, trình bày bài quá vắn tắt đến mức quên cả bước biến đổi quan trọng,vẽ đồ thị cẩu thả thiếu cân đối, kết luận mà thiếu giải thích. Ngược lại, có học sinh lại trình bày bài quá dài dòng, viết cả những biến đổi lặt vặt không cần thiết vào bài dẫn tới bài làm bị rối và phức tạp. Bài toán rất đơn giản nhưng lại chọn các phương pháp làm cầu kỳ, nhiều kỹ xảo.
Thầy Lê Bá Trần Phương (Giảng viên Đại học Công nghiệp Hà Nội) chia sẻ: “Gặp những lỗi trình bày khi chấm bài thi, nếu thẳng tay trừ điểm thì cảm thấy bứt rứt trong lòng nhưng nếu không trừ điểm thì thấy sai quy định”.
Cũng theo thầy Phương, không nhất thiết phải làm theo thứ tự câu trong đề bài, câu nào biết làm thì làm trước nhưng nên ghi rõ bài mấy, câu mấy khi làm; tuyệt đối không dùng bút xóa hay gạch bỏ cẩu thả. Nếu sai, nên dùng thước gạch chéo vào phần cần bỏ và viết lại phần đúng vào phía dưới, không viết kế bên hay ghi chèn vào phần đã gạch bỏ. Nếu trong bài có kí hiệu, viết tắt không phổ biến thì phải quy ước kí hiệu, viết tắt đó ở đầu bài. Nên nháp trước cách giải để dự đoán trước các khó khăn và làm trọn vẹn từng câu, tránh bỏ trống giấy thi và làm nhiều phần của câu ở nhiều nơi trong bài…
Thầy Phương khẳng định: “Một lỗi trình bày nhỏ có thể kéo theo đó hàng loạt biến đổi sai và khiến học sinh mất trọn vẹn điểm của câu hỏi đó”.
Đối với môn Ngữ văn, TS. Trịnh Thu Tuyết vạch ra một số lỗi trình bày thường gặp như không thống nhất cách trình bày trong một bài văn (cách lùi đầu dòng, khoảng cách các đoạn…), viết tắt tùy tiện mà không có quy ước theo quy định, lạm dụng viết tắt, viết hoa không đúng chính tả (không viết hoa tên nhân vật, tên địa danh…), sử dụng từ địa phương (răng, rứa, mô…), có quá nhiều lỗi chính tả trong bài. Đặc biệt, khi làm câu đọc hiểu, học sinh thường trình bày mỗi ý bằng cách gạch ngang…
Theo cô Trịnh Thu Tuyết, khi làm bài đọc hiểu, hãy trả lời mỗi ý của câu hỏi bằng một đoạn văn ngắn, hạn chế sử dụng dấu gạch ngang trong bài làm. Ngay từ bây giờ, học sinh phải rèn thói quen trình bày khi làm bài kiểm tra, thi thử nhằm hạn chế tối đa những lỗi trình bày thường mắc phải. Ngoài ra, một bài làm văn trình bày sạch sẽ, thoáng đãng, rõ ràng sẽ lấy lòng người chấm bài. Thử nghĩ xem, nếu bạn chấm một bài văn mà người chấm liên tục phải nheo mắt để xem thí sinh viết gì thì bạn có khó chịu không?
Đối với những môn thi trắc nghiệm, học sinh thường khoanh toàn bộ đáp án vào nháp sau đó mới đối chiếu vào phiếu điền kết quả. Chính vì đối chiếu đáp án sai và không kiểm tra lại cẩn thận nên thường hụt điểm so với bản nháp. Tô đáp án mờ, tô hai đáp án khiến máy chấm không dò được đáp án cũng là một lỗi sai tưởng ngớ ngẩn nhưng lại rất nhiều học sinh mắc phải.
0,25 điểm tưởng nhỏ nhưng có thể quyết định đỗ/trượt. Vì vậy, nếu làm được câu hỏi nào phải chắc chắn giành điểm tối đa câu hỏi đó, tránh vì những lỗi trình bày mà bị trừ điểm đáng tiếc.
Ngày 8/6/2016, Báo Dân trí phối hợp với Hocmai.vn tổ chức 
“Thi thử tổng duyệt trước kỳ thi THPT quốc gia với 6 môn học Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Ngữ văn”. 
Đây được coi là bước tổng duyệt quan trọng, giúp học sinh chuẩn bị sẵn sàng về mặt kiến thức cũng như tâm lí cho kỳ thi THPT quốc gia diễn ra chỉ sau 1 tháng nữa.
Thời gian mở đề: 14h00 ngày 8/6/2016.
PV Dân trí


Dạy trẻ kỹ năng sống quan trọng hơn nhiều dạy trẻ thành thần đồng

21:04 |

Trong khi các chương trình dạy con thành thần đồng, thiên tài, bố mẹ chen chân tham gia thì các nội dung như dạy con sống tử tế, sống trách nhiệm lại luôn vắng bóng phụ huynh! Chính cha mẹ dường như là nguyên nhân đánh dần mất kỹ năng sống của trẻ.

>>>> Cô giáo mầm non là người yêu  trẻ hướng dẫn kỹ năng cho trẻ

Nhiều phụ huynh than phiền và lo ngại con trẻ bây giờ sống thiếu trách nhiệm, không biết quan tâm đến người khác, vô cảm với mọi thứ xung quanh, sống đòi hỏi ích kỷ… Nhưng ít phụ huynh không biết rằng chính mình “góp sức” không nhỏ đến suy nghĩ, thái độ sống của con bởi cách nuôi dạy. Nhất là bây giờ, nhiều phụ huynh ưu tiên hàng đầu cho việc sao để con thông minh, tài giỏi và sao nhãng, xem nhẹ việc dạy lễ nghĩa cho con.
Hiện nay, rất dễ gặp những đứa trẻ không biết cất tiếng chào, hỏi han người lớn như một phép xã giao thông thường. Rồi đến những đứa con lớn tồng ngồng không biết tự mặc quần áo, đi dày dép, thậm chí học đến cấp ba chưa biết pha gói mỳ tôm, không biết cắm nồi cơm, không rời nổi vòng tay bố mẹ kể cả khi vào đại học.

Ngay từ bé tí, nhiều đứa trẻ đã được bố mẹ "thúc" với mong muốn con vượt trội trong học tập. Nghỉ hè không còn là nghỉ hè nữa.
Việc trẻ ngu ngơ với những phép tắc lễ nghĩa trong giao tiếp, những kỹ năng cơ bản tác động trực tiếp đến cuộc sống của trẻ hàng giờ hàng ngày nhưng phụ huynh lại không mấy sốt ruột. Nhiều người còn cho đó là điều bình thường và dễ dàng tặc lưỡi “lớn lên khắc biết”. Trong khi đó, việc học chữ, ngoại ngữ, học toán thông minh... thì nhiều gia đình “nhồi” trẻ từ tuổi lên 3, không dám để muộn một khắc vì sợ lỡ mất "thời cơ vàng".
Nhiều đứa trẻ chưa vào lớp 1 đã bị bố mẹ “đẩy” đi học chữ trước để không thua kém bạn bè. Cứ theo đà, bố mẹ chạy đua để con đạt thành thích này nọ, vào trường chuyên lớp chọn bằng được. Sự giỏi giang và thành công của đứa trẻ được đánh giá hầu như chỉ dựa vào điểm số, dựa vào kết quả, thành tích mà chúng đạt được.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (Hội trưởng Hội quán Các bà mẹ) chia sẻ, rất nhiều phụ huynh chạy theo các mục tiêu như làm sao để con thông minh, thành công, để thành tỷ phú, triệu phú… trong nuôi dạy con. Còn các những yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc một mầm non là khía cạnh tâm hồn, lối sống lành mạnh, những giá trị sống cho đứa trẻ như về tình yêu thương, sự tôn trọng, cách cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống cũng như những kỹ năng cơ bản bố mẹ lại rất xem nhẹ.
“Khi chúng tôi tổ chức các chương trình dạy con thành thần đồng, thiên tài hay dạy con theo phương pháp nước này nước nọ để con thành công, thông minh thì luôn đông nghịt phụ huynh tham gia, chẳng đủ chỗ để ngồi. Còn các chủ đề về ứng xử, lễ nghĩa, giúp con sống đẹp, sống có trách nhiệm… lại vắng tanh. Chúng tôi còn kêu gọi, năn nỉ bố mẹ hãy đưa con đến dự thì toàn nghe phụ huynh than bận đưa con đi học thêm”, bà Thúy bộc bạch.

      Việc dạy con về các giá trị sống đang bị phụ huynh xem nhẹ. Trẻ không biết những kỹ năng sống đơn giản
Trong lần chia sẻ với phụ huynh ở TPHCM về vấn đề con trẻ ngày nay, TS giáo dục Nguyễn Thụy Anh cũng cho hay trước thực tế các loại sách kỹ năng như dạy con thành thần đồng, triệu phú, thiên tài, dạy con thông minh kích hoạt trí não… phụ huynh rất sốt sắng mua. Còn các sách có giá trị bồi đắp tâm hồn cho con trẻ như sách văn học lại rất ít người quan tâm.
Việc dạy con của bố mẹ đang theo xu hướng thực dụng mà đôi khi bị cuốn theo theo những thành quả trước mắt, phụ huynh xem nhẹ những yếu tố phát triển bền vững. Những chỉ tiêu, kỳ vọng từ bố mẹ có thể “đè bẹp” đứa trẻ khi các em không được chăm sóc tốt về tinh thần, tình cảm.
Bố mẹ đòi hỏi ở trẻ quá cao mà bỏ quên những tiêu chí thiết yếu để làm người cũng như bỏ qua mong muốn, tâm tư của đứa trẻ. Con trẻ cần được giáo dục biết yêu thương bản thân, yêu thương mọi người và tinh thần chiến thắng bản thân quan trọng hơn chiến thắng bất kỳ ai.
Trẻ cần được dạy và dỗ. Chính cha mẹ là người uốn nắn để trẻ noi the 
Hoài Nam (Dân trí)


Vì sao giáo viên đứng nhầm chỗ - học sinh đứng nhầm lớp???

18:35 |
Năm học kết thúc, 100% học sinh của lớp “hoàn thành chương trình học” và thẳng tiến lên lớp trên, cô giáo cũng đạt kế hoạch đề ra nhưng liệu đó có phải là sự trung thực, liệu có xứng đáng  với tâm huyết và những gì giáo viên và học sinh đã bỏ ra hay chỉ là đành lòng không khỏi đau đáu xấu hổ.

>>>>> Học trung cấp sư phạm mầm non chất lượng tại Hà Nội.
>>>>> Học chuyển đổi mọi ngành sang mầm non và tiểu học thời gian học 1 năm

Cuối năm, học sinh tưng bừng hoa lá cầm những giấy chứng nhận với đánh giá xuất sắc ở lĩnh vực nào đó, có em được đánh giá toàn diện còn lại đều được nhận xét “hoàn thành chương trình học” - một “tấm lệnh bài” để bước lên lớp trên. Chỉ có cô hiểu rằng, với một số em được lên lớp đồng nghĩa với việc các em đang bị “ngồi nhầm chỗ”. Cô muốn giữ các em lại, đặt các em đúng chỗ của mình mà lực bất tòng tâm.
Trong năm học, cô đã tự nhủ sẽ cố gắng cùng các em dạy tốt học tốt và cũng phải đảm bảo dạy thật học thật. Nhưng dù có cầu toàn đến mấy, dốc sức đến mấy, cô cũng phải chấp nhận, có những học sinh đang kém về mặt học lực, chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của kiến thức chương trình.


Giáo viên là người rõ nhất về giá trị thực của những lời nhận xét, đánh giá về học trò
Chưa đủ năng lực, khả năng, học sinh cần được ở lại lớp - một điều tưởng như đơn giản nhưng cô lại không thể toàn quyền quyết định. Cô làm báo cáo và… hiệu trưởng sẽ xem xét, quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp. Trước đây, khi còn chấm điểm, trường toàn đạt 90 - 95% học sinh giỏi, còn lại là tiên tiến, năm thì mười họa mới có học sinh trung bình và kém. Còn giờ trường đạt chỉ tiêu 100% học sinh hoàn thành chương trình học, chẳng hiệu trưởng nào… “lỡ dại” mà giữ học sinh ở lại.
Trò học kém mà vẫn ráng “tuồn” lên lớp trên tưởng là thương nhưng đang hại các em. Chương trình ở lớp dưới các em còn chưa theo được, lấy sức đâu để theo lớp trên? Chưa nói đến học sinh kém, không ít em là học sinh giỏi ở bậc tiểu học lên cấp 2, cấp 3 gặp những cú sốc khi không theo nổi chương trình. Bây giờ cô đã thấm thía những lời than phiền của giáo viên cấp 2 về giáo viên tiểu học dạy dỗ kiểu gì mà học sinh… chả biết gì hết.
Cô muốn đấu tranh để học sinh được lưu ban, để các em được ngồi đúng chỗ và nếu trừ thành tích, thi đua, phần thưởng gì đó của mình cô chấp nhận hết. Nhưng không, một học sinh lưu ban thì sẽ ảnh hưởng đến thi đua trường, thi đua khối chứ không chỉ là việc trả kết quả học tập công minh của cô giáo chủ nhiệm sau một năm học theo sát các em.
Cô không hiểu, không lý giải nổi tại sao đánh giá học sinh đúng với năng lực của các em - có những em giỏi và có những em kém là điều rất bình thường - lại trừ thi đua giáo viên, thi đua trường?
Lên lớp, suốt ngày cô dạy học sinh cần trung thực và đấu tranh cho sự trung thực nhưng bản thân lại đang dối trá và “hợp tác” với sự dối dá. Lời nhận xét “hoàn thành chương trình” với một số học sinh là sự giả dối. Các em có thể ngộ nhận và ảo tưởng về bản thân và bất công với những học sinh có kết quả tốt, nỗ lực thật sự.
Đó còn là sự giả dối đối với phụ huynh khi thấy con “hoàn thành” rồi lên lớp cứ tin con học được. Và hơn hết, cô đang giả dối với chính bản thân, với nghề nghiệp được gọi là “trồng người” của mình.
Cô chua chát khi thấy học sinh mỉm cười, phấn chấn với những lời nhận xét trong học bạ vốn không thuộc về các em để tiếp tục bước vào đời. Còn cô, những nhiệt huyết, những kỳ vọng đối với nghề giáo mà mình theo đuổi bấy cứ mai một, tàn lụi dần.
Và bên cạnh đó còn có những cô giáo chạy đua theo thành tích. Bài dự giờ chỉ là một bài giảng được đọc thuộc lòng nhiều lần, bài thi học kỳ chỉ là những bài tập đã làm lại nhiều lần. Học sinh như một con vẹt bắt chước mà thôi. Đó là một thực trạng báo động của nền giáo dục nước nhà.
Không chỉ có nhiều học sinh đang “ngồi nhầm chỗ” mà còn có không ít giáo viên cũng “đứng nhầm chỗ”. Mà cô tự nhận mình đang “đứng nhầm chỗ” với nỗi xấu hổ tột cùng.
Hoài Nam (Dân trí)


Được tạo bởi Blogger.

Đại học thủ đô hà nội xét tuyển văn bằng 2 mầm non, văn bằng 2 tiểu học, trung cấp mầm non, trung cấp tiểu học

Contributors