Đào tạo sinh viên sư phạm ở Việt Nam và trên thế giới khác nhau như thế nào?

19:43 |

Việc đào tạo sinh viên sư phạm ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới có sự khác nhau rõ nét về thời gian thực tập ở các trường phổ thông.

Tính đến năm 2018, số sinh viên sư phạm ra trường mỗi năm là khoảng 60.930 sinh viên. Trong đó, sinh viên được đào tạo là giáo viên chuyên ngành Tiểu học là 19.200, THCS là 18.700 và THPT là 23.030.
Cho dù đến nay, Bộ GD-ĐT đã tăng số học sinh/giáo viên bình quân lên tương đương các nước công nghiệp phát triển nhưng đến năm 2020, hệ thống cũng không thể tuyển dụng hết số giáo viên mới tốt nghiệp ra trường, vẫn thừa khoảng 70.100 giáo viên (41.000 giáo viên đối với cấp Tiểu học, 12.200 đối với cấp THCS và 16.900 đối với THPT).

Vấn đề là trong khi lượng sinh viên sư phạm tốt nghiệp hàng năm nhiều nhưng các trường học lại đang thiếu đội ngũ giáo viên có trình độ, chuyên môn cao có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.
Sinh viên sư phạm chủ yếu “ngồi” ở giảng đường
Thông tin từ Hội thảo khoa học quốc gia đào tạo giáo viên tại các trường ĐH đa ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay vừa diễn ra tại Hà Nội cho biết, ở Israel, sinh viên sư phạm chỉ học mỗi tuần 3 ngày tại trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) sư phạm, 2 ngày còn lại đi quan sát thực tế việc giảng dạy, học tập tại trường phổ thông suốt từ tuần thứ 2 của năm thứ nhất đến hết ba năm học đầu tiên. Mỗi năm học, hai tuần không có giờ học ở trường thì sinh viên dành toàn thời gian đi thực tế.
Thực tế đào tạo chuyên ngành sư phạm tại Israel và thực tập sư phạm tại Việt Nam đang có sự khác nhau rất lớn. Ở Israel, sinh viên sư phạm đi thực tế tối thiểu 9 tín chỉ, trung bình chiếm 15 tín chỉ (15,6%) trong tổng số 90-96 tín chỉ.
Còn ở Đại Học Thủ đô Hà Nội, sinh viên thực tập 12 tuần, chiếm 5/95 tín chỉ (5,3%). Đại học Sư phạm Thái Nguyên cho sinh viên đi thực tập 10 tuần chiếm 5/135 tín chỉ (3,7%) trong tổng số tín chỉ.
Thạc sĩ Ariel Cegla, Trung tâm Đào tạo Quốc tế A. Ofri, Israel cho rằng, muốn đào tạo được giáo viên đáp ứng nhu cầu đào tạo, các trường sư phạm trên cả nước cần tăng thời gian thực tập sư phạm cho sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên các trường ĐH, CĐ cần trao đổi về mặt chuyên môn với sinh viên để hai bên cùng nắm được lý thuyết và phương pháp dạy học mới cũng như thực tế trải nghiệm dạy học tại trường phổ thông.
Qua trải nghiệm đào tạo chuyên ngành sư phạm ở một số nước trến thế giới, PGS.TS Bùi Văn Quân, trường Đại học Thủ đô Hà Nội nêu ý kiến, cơ sở đào tạo phải xác định đào tạo “giáo viên là người lao động nghề nghiệp chuyên nghiệp”. Tính chuyên nghiệp trong lao động nghề nghiệp của giáo viên đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên phải là những nơi tiên phong, chuyên nghiệp.
Quy trình đào tạo giáo viên phải được thiết kế, tổ chức gắn chặt với thực tiễn đời sống học đường, đảm bảo mối quan hệ mật thiết giữa đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo quy trình gồm 3 giai đoạn: trước đào tạo nghề giáo viên, đào tạo nghề giáo viên và lao động nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục mầm non hoặc phổ thông.
Theo PGS.TS Bùi Văn Quân, trong thời gian tới, cần có những nghiên cứu đánh giá các mô hình, phương thức đào tạo giáo viên hiện nay. Bên cạnh đó, mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên phải được phân tầng để đánh giá các trường sư phạm giảng dạy, đào tạo sinh viên sư phạm ra sao.
Đứng ở góc độ là trường ĐH chuyên ngành về nghiên cứu khoa học, GS.TSKH Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Giám đốc Học viện Khoa học cho rằng, việc đào tạo sinh viên sư phạm trở thành giáo viên giỏi trong tương lai không chỉ dừng lại ở đào tạo lý thuyết, thực hành mà cần trang bị cho họ các kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Hiện nay, nhận thức tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học trong đào tạo giảng viên chưa đầy đủ. Nguyên nhân một phần là do kinh phí nghiên cứu còn ít và thiếu giảng viên làm nghiên cứu khoa học. Nếu là trường ĐH nghiên cứu thì cả 2 vấn đề này có thể được giải quyết.
Chiến lược phát triển ngành sư phạm trong mạng lưới các trường ĐH cần phải nâng cao để phù hợp với xu hướng chung trên thế giới của ĐH nghiên cứu: Nghiên cứu gắn với giảng dạy và đào tạo.
Khuyến khích học sinh, sinh viên giỏi gắn bó với ngành sư phạm
Bên cạnh các yếu tố cần thiết chú trọng đến công tác đào tạo, muốn có được giáo viên giỏi trong tương lai, các trường ĐH cần chú trọng đến việc khuyến khích học sinh giỏi “đầu quân” vào ngành sư phạm. Đó là quan điểm của PGS.TS Nguyễn Mạnh An, trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa.
Thực tế, nguồn tuyển sinh “đầu vào” của sinh viên trúng tuyển vào học tập tại các trường ĐH địa phương tương đối thấp về mặt chất lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng “đầu ra”, trong đó có đội ngũ giáo viên tương lai.
Vì vậy, các trường cần thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên phù hợp với chức danh và nhiệm vụ được phân công; Ưu tiên đặc biệt đối với những ngành đào tạo chưa có giáo viên trình độ tiến sĩ... Đồng thời, cần có cơ chế, chính sách để thu hút được đông đảo học sinh giỏi vào học các ngành sư phạm tại các trường ĐH địa phương.
Trong khi đó, GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên cán bộ nghiên cứu cao cấp Viện Nghiên cứu sư phạm (ĐH Sư phạm Hà Nội) nêu quan điểm, đất nước muốn đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao thì phải có những thầy cô giáo giỏi.
Do đó, chúng ta vẫn phải có chính sách thu hút học sinh giỏi “đầu quân” vào các trường sư phạm. Bên cạnh đó là cần có sự thay đổi cơ chế tuyển dụng, tạo việc làm để thu hút sinh viên giỏi tốt nghiệp ở các trường sư phạm vào các trường học giảng dạy.
 Bích Lan (VOV)


"Mẹo" làm bài được điểm tối đa trong kỳ thi quốc gia năm 2016

18:48 |
Mặc dù hướng dẫn chấm thi của Bộ GD-ĐT không quy định thang điểm trình bày, nhưng người chấm bài sẽ ưu ái với một bài thi trình bày bài khoa học, mạch lạc; ngược lại, một vài lỗi trình bày nhỏ có thể khiến học sinh mất trọn điểm câu hỏi đó.



Đối với môn Toán, học sinh thường gạch bỏ và tẩy xóa một cách cẩu thả, viết chen phần sửa với phần gạch bỏ dẫn tới dễ bị chấm sót, không đánh số thứ tự câu khi làm bài, bỏ trống nhiều chỗ trên giấy thi, làm một câu kéo dài nhiều nơi trong bài làm dẫn tới dễ bị chấm sai, chấm sót và cộng điểm thiếu.
Nhiều học sinh sử dụng ký hiệu và viết tắt tùy tiện, sử dụng hai màu mực trong một bài thi, trình bày bài quá vắn tắt đến mức quên cả bước biến đổi quan trọng,vẽ đồ thị cẩu thả thiếu cân đối, kết luận mà thiếu giải thích. Ngược lại, có học sinh lại trình bày bài quá dài dòng, viết cả những biến đổi lặt vặt không cần thiết vào bài dẫn tới bài làm bị rối và phức tạp. Bài toán rất đơn giản nhưng lại chọn các phương pháp làm cầu kỳ, nhiều kỹ xảo.
Thầy Lê Bá Trần Phương (Giảng viên Đại học Công nghiệp Hà Nội) chia sẻ: “Gặp những lỗi trình bày khi chấm bài thi, nếu thẳng tay trừ điểm thì cảm thấy bứt rứt trong lòng nhưng nếu không trừ điểm thì thấy sai quy định”.
Cũng theo thầy Phương, không nhất thiết phải làm theo thứ tự câu trong đề bài, câu nào biết làm thì làm trước nhưng nên ghi rõ bài mấy, câu mấy khi làm; tuyệt đối không dùng bút xóa hay gạch bỏ cẩu thả. Nếu sai, nên dùng thước gạch chéo vào phần cần bỏ và viết lại phần đúng vào phía dưới, không viết kế bên hay ghi chèn vào phần đã gạch bỏ. Nếu trong bài có kí hiệu, viết tắt không phổ biến thì phải quy ước kí hiệu, viết tắt đó ở đầu bài. Nên nháp trước cách giải để dự đoán trước các khó khăn và làm trọn vẹn từng câu, tránh bỏ trống giấy thi và làm nhiều phần của câu ở nhiều nơi trong bài…
Thầy Phương khẳng định: “Một lỗi trình bày nhỏ có thể kéo theo đó hàng loạt biến đổi sai và khiến học sinh mất trọn vẹn điểm của câu hỏi đó”.
Đối với môn Ngữ văn, TS. Trịnh Thu Tuyết vạch ra một số lỗi trình bày thường gặp như không thống nhất cách trình bày trong một bài văn (cách lùi đầu dòng, khoảng cách các đoạn…), viết tắt tùy tiện mà không có quy ước theo quy định, lạm dụng viết tắt, viết hoa không đúng chính tả (không viết hoa tên nhân vật, tên địa danh…), sử dụng từ địa phương (răng, rứa, mô…), có quá nhiều lỗi chính tả trong bài. Đặc biệt, khi làm câu đọc hiểu, học sinh thường trình bày mỗi ý bằng cách gạch ngang…
Theo cô Trịnh Thu Tuyết, khi làm bài đọc hiểu, hãy trả lời mỗi ý của câu hỏi bằng một đoạn văn ngắn, hạn chế sử dụng dấu gạch ngang trong bài làm. Ngay từ bây giờ, học sinh phải rèn thói quen trình bày khi làm bài kiểm tra, thi thử nhằm hạn chế tối đa những lỗi trình bày thường mắc phải. Ngoài ra, một bài làm văn trình bày sạch sẽ, thoáng đãng, rõ ràng sẽ lấy lòng người chấm bài. Thử nghĩ xem, nếu bạn chấm một bài văn mà người chấm liên tục phải nheo mắt để xem thí sinh viết gì thì bạn có khó chịu không?
Đối với những môn thi trắc nghiệm, học sinh thường khoanh toàn bộ đáp án vào nháp sau đó mới đối chiếu vào phiếu điền kết quả. Chính vì đối chiếu đáp án sai và không kiểm tra lại cẩn thận nên thường hụt điểm so với bản nháp. Tô đáp án mờ, tô hai đáp án khiến máy chấm không dò được đáp án cũng là một lỗi sai tưởng ngớ ngẩn nhưng lại rất nhiều học sinh mắc phải.
0,25 điểm tưởng nhỏ nhưng có thể quyết định đỗ/trượt. Vì vậy, nếu làm được câu hỏi nào phải chắc chắn giành điểm tối đa câu hỏi đó, tránh vì những lỗi trình bày mà bị trừ điểm đáng tiếc.
Ngày 8/6/2016, Báo Dân trí phối hợp với Hocmai.vn tổ chức 
“Thi thử tổng duyệt trước kỳ thi THPT quốc gia với 6 môn học Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Ngữ văn”. 
Đây được coi là bước tổng duyệt quan trọng, giúp học sinh chuẩn bị sẵn sàng về mặt kiến thức cũng như tâm lí cho kỳ thi THPT quốc gia diễn ra chỉ sau 1 tháng nữa.
Thời gian mở đề: 14h00 ngày 8/6/2016.
PV Dân trí


Dạy trẻ kỹ năng sống quan trọng hơn nhiều dạy trẻ thành thần đồng

21:04 |

Trong khi các chương trình dạy con thành thần đồng, thiên tài, bố mẹ chen chân tham gia thì các nội dung như dạy con sống tử tế, sống trách nhiệm lại luôn vắng bóng phụ huynh! Chính cha mẹ dường như là nguyên nhân đánh dần mất kỹ năng sống của trẻ.

>>>> Cô giáo mầm non là người yêu  trẻ hướng dẫn kỹ năng cho trẻ

Nhiều phụ huynh than phiền và lo ngại con trẻ bây giờ sống thiếu trách nhiệm, không biết quan tâm đến người khác, vô cảm với mọi thứ xung quanh, sống đòi hỏi ích kỷ… Nhưng ít phụ huynh không biết rằng chính mình “góp sức” không nhỏ đến suy nghĩ, thái độ sống của con bởi cách nuôi dạy. Nhất là bây giờ, nhiều phụ huynh ưu tiên hàng đầu cho việc sao để con thông minh, tài giỏi và sao nhãng, xem nhẹ việc dạy lễ nghĩa cho con.
Hiện nay, rất dễ gặp những đứa trẻ không biết cất tiếng chào, hỏi han người lớn như một phép xã giao thông thường. Rồi đến những đứa con lớn tồng ngồng không biết tự mặc quần áo, đi dày dép, thậm chí học đến cấp ba chưa biết pha gói mỳ tôm, không biết cắm nồi cơm, không rời nổi vòng tay bố mẹ kể cả khi vào đại học.

Ngay từ bé tí, nhiều đứa trẻ đã được bố mẹ "thúc" với mong muốn con vượt trội trong học tập. Nghỉ hè không còn là nghỉ hè nữa.
Việc trẻ ngu ngơ với những phép tắc lễ nghĩa trong giao tiếp, những kỹ năng cơ bản tác động trực tiếp đến cuộc sống của trẻ hàng giờ hàng ngày nhưng phụ huynh lại không mấy sốt ruột. Nhiều người còn cho đó là điều bình thường và dễ dàng tặc lưỡi “lớn lên khắc biết”. Trong khi đó, việc học chữ, ngoại ngữ, học toán thông minh... thì nhiều gia đình “nhồi” trẻ từ tuổi lên 3, không dám để muộn một khắc vì sợ lỡ mất "thời cơ vàng".
Nhiều đứa trẻ chưa vào lớp 1 đã bị bố mẹ “đẩy” đi học chữ trước để không thua kém bạn bè. Cứ theo đà, bố mẹ chạy đua để con đạt thành thích này nọ, vào trường chuyên lớp chọn bằng được. Sự giỏi giang và thành công của đứa trẻ được đánh giá hầu như chỉ dựa vào điểm số, dựa vào kết quả, thành tích mà chúng đạt được.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (Hội trưởng Hội quán Các bà mẹ) chia sẻ, rất nhiều phụ huynh chạy theo các mục tiêu như làm sao để con thông minh, thành công, để thành tỷ phú, triệu phú… trong nuôi dạy con. Còn các những yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc một mầm non là khía cạnh tâm hồn, lối sống lành mạnh, những giá trị sống cho đứa trẻ như về tình yêu thương, sự tôn trọng, cách cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống cũng như những kỹ năng cơ bản bố mẹ lại rất xem nhẹ.
“Khi chúng tôi tổ chức các chương trình dạy con thành thần đồng, thiên tài hay dạy con theo phương pháp nước này nước nọ để con thành công, thông minh thì luôn đông nghịt phụ huynh tham gia, chẳng đủ chỗ để ngồi. Còn các chủ đề về ứng xử, lễ nghĩa, giúp con sống đẹp, sống có trách nhiệm… lại vắng tanh. Chúng tôi còn kêu gọi, năn nỉ bố mẹ hãy đưa con đến dự thì toàn nghe phụ huynh than bận đưa con đi học thêm”, bà Thúy bộc bạch.

      Việc dạy con về các giá trị sống đang bị phụ huynh xem nhẹ. Trẻ không biết những kỹ năng sống đơn giản
Trong lần chia sẻ với phụ huynh ở TPHCM về vấn đề con trẻ ngày nay, TS giáo dục Nguyễn Thụy Anh cũng cho hay trước thực tế các loại sách kỹ năng như dạy con thành thần đồng, triệu phú, thiên tài, dạy con thông minh kích hoạt trí não… phụ huynh rất sốt sắng mua. Còn các sách có giá trị bồi đắp tâm hồn cho con trẻ như sách văn học lại rất ít người quan tâm.
Việc dạy con của bố mẹ đang theo xu hướng thực dụng mà đôi khi bị cuốn theo theo những thành quả trước mắt, phụ huynh xem nhẹ những yếu tố phát triển bền vững. Những chỉ tiêu, kỳ vọng từ bố mẹ có thể “đè bẹp” đứa trẻ khi các em không được chăm sóc tốt về tinh thần, tình cảm.
Bố mẹ đòi hỏi ở trẻ quá cao mà bỏ quên những tiêu chí thiết yếu để làm người cũng như bỏ qua mong muốn, tâm tư của đứa trẻ. Con trẻ cần được giáo dục biết yêu thương bản thân, yêu thương mọi người và tinh thần chiến thắng bản thân quan trọng hơn chiến thắng bất kỳ ai.
Trẻ cần được dạy và dỗ. Chính cha mẹ là người uốn nắn để trẻ noi the 
Hoài Nam (Dân trí)


Vì sao giáo viên đứng nhầm chỗ - học sinh đứng nhầm lớp???

18:35 |
Năm học kết thúc, 100% học sinh của lớp “hoàn thành chương trình học” và thẳng tiến lên lớp trên, cô giáo cũng đạt kế hoạch đề ra nhưng liệu đó có phải là sự trung thực, liệu có xứng đáng  với tâm huyết và những gì giáo viên và học sinh đã bỏ ra hay chỉ là đành lòng không khỏi đau đáu xấu hổ.

>>>>> Học trung cấp sư phạm mầm non chất lượng tại Hà Nội.
>>>>> Học chuyển đổi mọi ngành sang mầm non và tiểu học thời gian học 1 năm

Cuối năm, học sinh tưng bừng hoa lá cầm những giấy chứng nhận với đánh giá xuất sắc ở lĩnh vực nào đó, có em được đánh giá toàn diện còn lại đều được nhận xét “hoàn thành chương trình học” - một “tấm lệnh bài” để bước lên lớp trên. Chỉ có cô hiểu rằng, với một số em được lên lớp đồng nghĩa với việc các em đang bị “ngồi nhầm chỗ”. Cô muốn giữ các em lại, đặt các em đúng chỗ của mình mà lực bất tòng tâm.
Trong năm học, cô đã tự nhủ sẽ cố gắng cùng các em dạy tốt học tốt và cũng phải đảm bảo dạy thật học thật. Nhưng dù có cầu toàn đến mấy, dốc sức đến mấy, cô cũng phải chấp nhận, có những học sinh đang kém về mặt học lực, chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của kiến thức chương trình.


Giáo viên là người rõ nhất về giá trị thực của những lời nhận xét, đánh giá về học trò
Chưa đủ năng lực, khả năng, học sinh cần được ở lại lớp - một điều tưởng như đơn giản nhưng cô lại không thể toàn quyền quyết định. Cô làm báo cáo và… hiệu trưởng sẽ xem xét, quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp. Trước đây, khi còn chấm điểm, trường toàn đạt 90 - 95% học sinh giỏi, còn lại là tiên tiến, năm thì mười họa mới có học sinh trung bình và kém. Còn giờ trường đạt chỉ tiêu 100% học sinh hoàn thành chương trình học, chẳng hiệu trưởng nào… “lỡ dại” mà giữ học sinh ở lại.
Trò học kém mà vẫn ráng “tuồn” lên lớp trên tưởng là thương nhưng đang hại các em. Chương trình ở lớp dưới các em còn chưa theo được, lấy sức đâu để theo lớp trên? Chưa nói đến học sinh kém, không ít em là học sinh giỏi ở bậc tiểu học lên cấp 2, cấp 3 gặp những cú sốc khi không theo nổi chương trình. Bây giờ cô đã thấm thía những lời than phiền của giáo viên cấp 2 về giáo viên tiểu học dạy dỗ kiểu gì mà học sinh… chả biết gì hết.
Cô muốn đấu tranh để học sinh được lưu ban, để các em được ngồi đúng chỗ và nếu trừ thành tích, thi đua, phần thưởng gì đó của mình cô chấp nhận hết. Nhưng không, một học sinh lưu ban thì sẽ ảnh hưởng đến thi đua trường, thi đua khối chứ không chỉ là việc trả kết quả học tập công minh của cô giáo chủ nhiệm sau một năm học theo sát các em.
Cô không hiểu, không lý giải nổi tại sao đánh giá học sinh đúng với năng lực của các em - có những em giỏi và có những em kém là điều rất bình thường - lại trừ thi đua giáo viên, thi đua trường?
Lên lớp, suốt ngày cô dạy học sinh cần trung thực và đấu tranh cho sự trung thực nhưng bản thân lại đang dối trá và “hợp tác” với sự dối dá. Lời nhận xét “hoàn thành chương trình” với một số học sinh là sự giả dối. Các em có thể ngộ nhận và ảo tưởng về bản thân và bất công với những học sinh có kết quả tốt, nỗ lực thật sự.
Đó còn là sự giả dối đối với phụ huynh khi thấy con “hoàn thành” rồi lên lớp cứ tin con học được. Và hơn hết, cô đang giả dối với chính bản thân, với nghề nghiệp được gọi là “trồng người” của mình.
Cô chua chát khi thấy học sinh mỉm cười, phấn chấn với những lời nhận xét trong học bạ vốn không thuộc về các em để tiếp tục bước vào đời. Còn cô, những nhiệt huyết, những kỳ vọng đối với nghề giáo mà mình theo đuổi bấy cứ mai một, tàn lụi dần.
Và bên cạnh đó còn có những cô giáo chạy đua theo thành tích. Bài dự giờ chỉ là một bài giảng được đọc thuộc lòng nhiều lần, bài thi học kỳ chỉ là những bài tập đã làm lại nhiều lần. Học sinh như một con vẹt bắt chước mà thôi. Đó là một thực trạng báo động của nền giáo dục nước nhà.
Không chỉ có nhiều học sinh đang “ngồi nhầm chỗ” mà còn có không ít giáo viên cũng “đứng nhầm chỗ”. Mà cô tự nhận mình đang “đứng nhầm chỗ” với nỗi xấu hổ tột cùng.
Hoài Nam (Dân trí)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI THÔNG BÁO TỔ CHỨC THI NĂNG KHIẾU

01:55 |


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI THÔNG BÁO VIỆC TỔ CHỨC THI NĂNG KHIẾU
1. Tổ chức thi các môn năng khiếu:
a) Thời gian đăng ký dự thi: từ ngày 20/4 đến ngày 15/7/2016. Công tác thu hồ sơ được thực hiện trong giờ hành chính tại cơ sở 1 trường ĐH Thủ đô Hà Nội, số 98 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, HN (trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ theo quy định).
b) Các môn thi năng khiếu:
– Các ngành năng khiếu không tổ chức sơ tuyển.
– Ngành Giáo dục Thể chất thi: Năng khiếu TDTT 1 (Bật xa), Năng khiếu TDTT 2 (Nhanh khéo). Yêu cầu thể hình cân đối: Nam cao từ 1,65m, nặng từ 45 kg; Nữ cao từ 1,55m, nặng từ 40 kg trở lên.
– Ngành Sư phạm Mỹ thuật thi: Trang trí và Hình họa chì.
– Ngành Sư phạm Âm nhạc thi: Thanh nhạc và Thẩm âm – Tiết tấu.
– Ngành Giáo dục Mầm non thi: Đọc diễn cảm, Kể chuyện, Hát.
c) Hồ sơ đăng ký dự thi các ngành có môn năng khiếu:
– Đơn đăng ký dự thi (theo mẫu);
– 02 ảnh 4×6 (ghi rõ họ tên, ngày sinh ở mặt sau).
– 01 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển.
d) Thời gian tổ chức thi các môn năng khiếu:
– Thời gian thí sinh nhận thẻ dự thi các môn năng khiếu: từ ngày 21/7 đến ngày 22/7/2016. Thí sinh có thể xem số báo danh, thời gian, địa điểm thi trên website và nhận thẻ dự thi khi đến thi.
– Thời gian thí sinh dự thi các môn năng khiếu: từ ngày 26/7 đến ngày 29/7/2016 (dự kiến).
e) Địa điểm dự thi các môn năng khiếu: cơ sở 1 trường Đại học Thủ đô Hà Nội (số 98 phố Dương Quảng Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
2. Hồ sơ Đăng ký xét tuyển (ĐKXT) đợt 1 gồm có:
a) Phiếu ĐKXT (mẫu kèm theo) có ghi rõ đợt xét tuyển, cho phép thí sinh đăng ký tối đa 02 ngành của trường cho mỗi đợt xét tuyển. Các nguyện vọng này được xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2.
b) Một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển.
c) Lệ phí xét tuyển: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thí sinh có thể nộp hồ sơ ĐKXT cho trường qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng Đào tạo của nhà trường.
3. Lệ phí xét tuyển và thi tuyển các môn năng khiếu:
– Thí sinh thuộc diện xét tuyển hoặc tuyển thẳng nộp phí: 30.000 đồng/hồ sơ.
– Thí sinh đăng ký thi tuyển các môn năng khiếu: 300.000 đồng/ hồ sơ.

Chúc mừng sinh nhật Bác - Người cha già đáng kính của dân tộc

18:48 |
Những chuyện kể về sinh nhật của Bác Hồ dưới đây sẽ giúp người Việt thêm tự hào được là con cháu của Người.


Cách mạng tháng 8/1945 thành công, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. 
Kể từ ngày đó đông đảo đồng bào trong nước và bè bạn quốc tế biết đến Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam và biết đến ngày 19/5 là sinh nhật của Bác. 
Và cũng từ đó, vào những dịp sinh nhật Bác, đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế lại gửi tới Người những bó hoa tươi thắm và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Năm 1946 là năm kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ lần đầu tiên. Sáng 19/5/1946, tại Bắc bộ Phủ, các đại biểu thiếu nhi thủ đô, tự vệ, hướng đạo và hơn 50 đại biểu Nam bộ đã đến chúc mừng sinh nhật Bác.
Bác tặng các đại biểu thiếu nhi một cây bách trồng trong chậu và nói: ''Bác có cây này tặng các cháu. 
Mai sau, cái cây sẽ mọc ra một chậu trăm cái tán. Các cháu chăm nom cho cây lớn, cây tốt, thế là các cháu yêu Bác lắm đấy''.
Cũng chính ngày này, lực lượng thanh niên Thủ đô đã tuần hành thị uy chúc thọ Bác Hồ. 
Việc đó làm cho các đại biểu Đồng minh thấy rõ uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong lời phát biểu đáp lại lòng kính mến của đồng bào:
''Tôi chưa xứng đáng với sự săn sóc của đồng bào. Vì tôi hãy còn là một thanh niên, tuổi 56 chưa đáng được đồng bào chúc thọ. 
Chỉ vì một nhà báo nào đó biết đến ngày sinh của tôi mà đem ra làm rộn đồng bào. Từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào, thì từ nay về sau tôi vẫn thuộc về đồng bào.
 Tôi quyết giữ lòng trung thành với Tổ quốc. Tôi xin hứa với đồng bào gắng sức làm việc, nhưng tôi hy vọng vào sự cộng tác chặt chẽ của đồng bào. 
Việc nước là lớn, không ai có thể làm một mình nổi. Tôi mong rằng ngày này năm sau các đồng bào sẽ làm cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cường thịnh hơn.
Hôm nay đồng bào cho tôi nhiều hoa bánh. Những thứ đó đáng giá cả. Nhưng xin đồng bào nghĩ đến các đồng bào nghèo khó, hơn là hao phí cho tôi".
Cũng trong ngày 19/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp một số đoàn thể đến chúc mừng sinh nhật Người. 
Khi nghe giới thiệu có Ủy ban đời sống mới đến chúc thọ, Bác liền hỏi các đại biểu của Ủy ban:- Đời sống mới là ai?- Chú cho tôi biết cuộc vận động đời sống mới đến đâu rồi? 
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng thay mặt đoàn thưa với Bác: Chúng tôi đã bắt đầu bằng sự chia ra các ban nghiên cứu, tổ chức... 
Nhưng công việc chính là định rõ cái hướng cho đời sống mới. Mấy khẩu hiệu “cần, kiệm, liêm, chính” chúng tôi xét ra vừa không đủ, vừa cổ…- Cổ! Lạ quá, thế cơm các cụ ăn ngày xưa, bây giờ ăn cũng cổ à?- Bác tranh luận.
Không khí buổi chúc mừng sinh nhật Bác trở nên náo nhiệt, vui vẻ.
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng liền thưa: Ủy ban vận động đời sống mới đã định rõ ba nguyên tắc cho đời sống mới là: Dân tộc, dân chủ, khoa học. Bác liền nói:
- Hay lắm, nhưng mình phải xem đồng bào bây giờ cần gì? Dân quê đã mấy người hiểu được thế nào là dân chủ, khoa học? Tôi hỏi chú, chú đi vận động đời sống mới thì chú làm gì trước?
Mọi người nhìn nhau, bối rối trước câu hỏi của Bác. Bác liền lấy tay vỗ vào bụng và nói:
- Trước hết là cái này. Dân chúng cần cái này trước hết, phải ăn đã, chú không ăn gì thì chú đi tuyên truyền được không? Mà muốn ăn thì phải làm gì? Phải làm việc phải siêng năng, thế là “cần” đấy.
Bác cũng nhắc nhở: Muốn cho cuộc vận động được thực hiện được đến nơi đến chốn và có kết quả thì khẩu hiệu phải thiết thực, người đi vận động quần chúng phải làm gương .
Cách mạng Tháng Tám thành công chưa được bao lâu, thực dân Pháp lại âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. 
Ngày 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người cùng Trung ương Đảng, Chính phủ trở lại căn cứ địa Việt Bắc tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp.
 Chặng đường trường kỳ kháng chiến đã ghi dấu chân của Bác qua Hà Đông, Sơn Tây, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên... hoà cùng với những khó khăn vất vả và sự hy sinh của đồng bào, đồng chí trong cuộc kháng chiến trường kỳ. 
Những dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc vô cùng đơn giản nhưng đầm ấm và đầy ý nghĩa, với những lời chúc mừng của đồng bào, đồng chí và những bó hoa rừng của những người phục vụ.
Sinh nhật năm 1948 là kỷ niệm sinh nhật không bao giờ quên đối với Bác. 
Trước sinh nhật Bác vài ngày, đồng chí Lộc (tên thật là Nguyễn Văn Ty) - người phục vụ nấu ăn cho Bác nhưng cũng là người đồng chí, người bạn thân thiết đã cùng Bác hoạt động ở Thái Lan, Trung Quốc rồi sau đó theo Bác trở về nước tham gia hoạt động cách mạng - vừa mới qua đời bởi căn bệnh sốt rét ác tính. 
Vì vậy, kỷ niệm sinh nhật Bác diễn ra lặng lẽ.
Sáng sớm ngày 19/5/1948, các đồng chí phục vụ đã mang một bó hoa rừng đến chúc mừng sinh nhật Bác, chúc Bác mạnh khoẻ sống lâu. 
Nhận bó hoa rừng và những lời chúc mừng của các đồng chí phục vụ, Bác rất xúc động rơm rớm nước mắt:
- Bác cảm ơn các chú. Bác đề nghị dành bó hoa này cùng đến viếng mộ đồng chí Lộc.
Thế là lễ mừng sinh nhật của Bác Hồ năm ấy, Bác đã dành để nói chuyện về một tấm gương trung thành với Đảng, suốt đời làm việc cho Đảng, không tính toán cá nhân, đòi hỏi địa vị.
Nguồn sưu tầm


Hà Nội có 6 cụm thi với hơn 76.000 sĩ tử tham gia kỳ thi quốc gia năm 2016

19:12 |
Chiều 17/5, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý, Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia của Hà Nội đã chủ trì cuộc họp triển khai công tác chuẩn bị thi cho hơn 76.000 thí sinh.
>>>>> Học trung cấp sư phạm mầm non tại Hà Nội.
>>>>> Học chuyển đổi mọi ngành sang mầm non và tiểu học thời gian học 1 năm

Toàn thành phố có 6 cụm thi.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại cho biết, tổng hợp số liệu đến thời điểm này tại các cụm thi trên địa bàn Hà Nội có 76.140 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia.
Toàn thành phố có 6 cụm thi, trong đó, cụm thi do ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì có 12.604 thí sinh, ĐH Thuỷ Lợi: 12.740 thí sinh, ĐH Sư phạm Hà Nội: 11.419 thí sinh, ĐH Lâm nghiệp: 6.576 thí sinh, Học viện Kỹ thuật quân sự: 16.348 thí sinh và cụm thi Sở GD&ĐT Hà Nội đông nhất với 16.452 thí sinh đăng ký dự thi.
Riêng cụm thi do Sở GD-ĐT Hà Nội chủ trì sẽ bao gồm 692 phòng thi, 31 điểm thi. Hà Nội sẽ cần 837 cán bộ giảng viên của 7 trường ĐH, CĐ phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức kỳ thi để đảm bảo có 50% giám thị là giảng viên các trường ĐH, CĐ tham gia tổ chức thi tại cụm thi địa phương chủ trì.
Các trường ĐH, CĐ tham gia lần này gồm: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Thủ đô Hà Nội, ĐH Kiến trúc Hà Nội, CĐ Cộng đồng Hà Nội, CĐ Cộng đồng Hà Tây, CĐ Sư phạm Hà Tây, CĐ Du lịch Hà Nội.
Đối với các cụm thi do trường ĐH chủ trì, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã lựa chọn 39 điểm thi và phối hợp cử giáo viên các trường THPT tham gia công tác coi thi, chấm thi ở cụm thi đại học.Tại cuộc họp, đa số các trường phối hợp với sở GD&ĐT Hà Nội để tổ chức cụm thi địa phương đều đồng ý với kế hoạch mà thành phố đưa ra.
Tuy nhiên không phải trường nào cũng đã sẵn sàng tham gia phối hợp tổ chức thi THPT quốc gia. CĐ Sư phạm Hà Tây khá bất ngờ khi được phân công cử 111 giảng viên trên tổng số 180 giảng viên của trường tham gia giám sát và coi thi.
Đại diện trường này đề xuất được giảm bớt lượng cán bộ tham gia với lý do nhiều cán bộ đã lên kế hoạch đặt vé nghỉ hè vì từ nhiều năm nay trường này chỉ xét tuyển chứ không tổ chức thi tuyển sinh ĐH.
Đại diện trường CĐ Du lịch Hà Nội cũng khá bất ngờ khi được đề nghị cử 118 giảng viên tham gia phối hợp tổ chức thi. Trường này đề xuất thông tin sớm các địa điểm cần bố trí cán bộ phối hợp để chuẩn bị công tác hậu cần đầy đủ.
Được biết, để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia, Hà Nội đã tổ chức khải sát cho học sinh lớp 12 toàn thành phố các môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh với mức độ đề khảo sát như đề thi THPT quốc gia để học sinh, nhà trường đánh giá được thực chất trình độ của học sinh, trên cơ sở đó, nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức ôn tập cho học sinh hiệu quả nhất.
Nguyễn Hà(Tiền Phong)


Được tạo bởi Blogger.

Đại học thủ đô hà nội xét tuyển văn bằng 2 mầm non, văn bằng 2 tiểu học, trung cấp mầm non, trung cấp tiểu học

Contributors